HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 (ĐỢT 2) NHANH, CHÍNH XÁC NHẤT

Ngày 06/08/2021 11:35:06, lượt xem: 4291

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NGỮ VĂN NĂM 2021 (ĐỢT 2)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần 

Câu 

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC  HIỂU

3

Câu 1

  • Mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này là: để cho thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.

0,5

Câu 2

  • Những điều gần gũi, những việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung được nêu trong đoạn trích: không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật, ...

0,5

Câu 3

  • “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kì vị trí nào trên hành tinh này” được hiểu:

  • Hành tinh là ngôi nhà lớn nuôi dưỡng con người, thiên nhiên và vạn vật.

  • Chúng ta cùng nhau chia sẻ mọi thứ trên trái đất, môi trường và bầu khí quyển với nhau trong ngôi nhà chung.

  • Hành tinh là nhà, là quê hương của muôn loài, vạn vật. 

1

Câu 4

Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình. Mọi ý kiến hợp lý đều được chấp nhận. Sau đây là một vài gợi ý:

  •  Đồng tình.

  • Lí giải:

  • Chúng ta tuy khác nhau bề ngoài nhưng đều là một bản thể: nhân loại, cùng chung dòng máu đỏ.

  • Chúng ta đều sống và chia sẻ sự sống cho nhau (môi trường và bầu khí quyển).

  • Chúng ta cùng sống trong một ngôi nhà chung mang tên “trái đất”.

  • Thôi phân biệt bề ngoài (màu da, tôn giáo, sắc tộc, quốc tịch) để có thể phát triển toàn vẹn, chung sống hòa hợp với thiên nhiên. 

1

II

 

LÀM VĂN

7

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cộng đồng.

3

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày theo đoạn văn diễn dịch, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cộng đồng.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề: Sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cộng đồng

Có thể làm theo hướng: 

(1) Giải thích: tinh thần hợp tác là sự đoàn kết, đồng lòng dựa trên việc thấu hiểu lẫn nhau.

(2) Phân tích và bàn luận:

  • Tinh thần hợp tác giúp cá nhân mỗi người được san sẻ những khó khăn, gánh nặng, được giúp đỡ để cùng vượt qua thử thách. Tinh thần hợp tác giúp mọi người thấu hiểu lẫn nhau, có sự đồng cảm và tinh thần cống hiến...

  • Tinh thần hợp tác giúp cộng đồng gắn kết hơn, những công việc chung được thực hiện một cách nhanh chóng, những mục tiêu chung được thực hiện, những cảm xúc tích cực được lan tỏa… Từ đó đưa xã hội ngày một phát triển văn minh.

(3) Chứng minh và liên hệ bản thân.

  • Thí sinh đưa ra dẫn chứng phù hợp (VD: tinh thần hợp tác của người dân trong những khu phong tỏa, cách li do dịch Covid, hình ảnh em nhỏ một mình đi xét nghiệm Covid và cách li nhưng rất ngoan ngoãn…)

  • Mỗi người cần ý thức được về tầm quan trọng của tinh thần hợp tác để cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống, chinh phục những mục tiêu mới trong tương lai.

1

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Câu 2

Cảm nhận về đoạn thơ: 

“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ.

5

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

  • Phân tích đoạn thơ: 

“Doanh trại bùng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

  • Nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ trên.

 

c. Triển khai vấn đề

 

1. Mở bài
Dẫn dắt vấn đề nghị luận.

0,25

2. Thân bài
Luận điểm 1: Khái quát tác giả, tác phẩm. 

  • Tác giả:

  • Đa tài

  • Đề tài: người lính và quê hương

  • Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa

  • Nhà thơ - chiến sĩ

  • Tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp

  • Tác phẩm: 

  • Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác vào năm 1948 - Khi tác giả đi tham dự Đại hội thi đua ở làng Phù Lưu Chanh.

  •  In trong tập Mây đầu ô(1956).

Luận điểm 2: Phân tích

  • 4 câu đầu: Kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại

  • Doanh trại: Nơi sinh hoạt và chiến đấu của những người lính. 

  • Từ “bừng” - nhãn tự của câu thơ, khiến người đọc liên tưởng tới một nguồn sáng bất ngờ, đột ngột.

  • Cụm từ “hội đuốc hoa” gợi ra không khí của lễ hội.

  • Tiếng reo vui “kìa em” thể hiện niềm vui, sự bất ngờ khi nhìn thấy những cô gái dân tộc xúng xính trong bộ xiêm ý lộng lẫy.

  • Đêm liên hoan văn nghệ trong tiếng nhạc dập dìu - âm thanh của tiếng khèn.

  • Có những vũ điệu của quân và dân.

  • Ánh sáng, âm nhạc, tình người đã đưa tâm hồn người lính trở về miền đất lạ và xây nên những hồn thơ.

  • 4 câu cuối: Buổi chiều sông nước Tây Bắc mênh mang, mờ ảo.

  • Không gian: sông nước Châu Mộc. 

  • Thời gian: Chiều sương.

  • Người đi: Chiến binh Tây Tiến.

  • Người ở lại: đồng bào Tây Bắc.

  • Câu hỏi tu từ: có thấy, có nhớ thiên nhiên nơi đây và con người nơi đây hay không? 

  • Hình ảnh đối lập “dòng nước lũ - hoa đong đưa”: Hình ảnh cánh hoa trôi trên dòng nước lũ thật thơ mộng, thể hiện góc nhìn lãng mạn của người chiến binh thuở ấy.

Luận điểm 3: Nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng qua đoạn thơ

  • Cảm hứng lãng mạn: cảm hứng sáng tác dựa trên cái tôi chủ quan của tác giả - vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực.

  • Nỗi nhớ về đêm liên hoan văn nghệ, đốt lửa trại.

  • Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp, thơ mộng và hùng vĩ.

  • Nét đẹp sinh hoạt của người dân Tây Bắc.

  • Đặc sắc nội dung và nghệ thuật. 0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 




















 








1

 

3. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận và nêu cảm nghĩ cá nhân.

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp 

Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

TỔNG

10

 

 

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng ký Khóa nền: http://bit.ly/KHOAHOC2K4

Link đăng kí khoá VIP: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan