ĐÁP ÁN THƠ - TÂY TIẾN || SÁCH VĂN CHỊ HIÊN

Ngày 26/06/2020 00:59:02, lượt xem: 5845

TÂY TIẾN - QUANG DŨNG

1. Dạng phân tích

Đề 1: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

...

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. 

(Tây Tiến – Quang Dũng) 

Bố cục Nội dung
MB - Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn đoạn thơ
TB

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST 

- Phân tích, chứng minh:

  • Nỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

  • Cuộc hành quân giữa núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi… Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

  • Sự hi sinh gian khổ, cao cả của người lính Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

  • Sự nguy hiểm của của miền núi Tây Bắc, thách thức người lính Tây Tiến: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

  • Nỗi nhớ bồi hồi, tha thiết đậm tình người: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

- Đánh giá:

  • Nội dung: Nỗi nhớ mảnh đất Tây Bắc, nhớ đồng đội và những cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng chan chứa tình người, tình quân dân.

  • Nghệ thuật: Sử dụng từ láy, sử dụng thanh điệu (thanh trắc), điệp từ, nhân hóa, đối lập,...

KB Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết.

Đề 2: Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

...

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Tây Tiến – Quang Dũng) 

MB - Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn đoạn thơ
TB

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST 

- Phân tích, chứng minh:

  • Ngoại hình ngang tàng của người lính Tây Tiến “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

  • Tâm hồn, khí phách hiên ngang, hào hoa: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

  • Lí tưởng cao đẹp: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

  • Sự hi sinh anh hùng, bi tráng: “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- Đánh giá:

  • Nội dung: Bức tượng đài về người lính Tây Tiến dũng cảm, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn,... nhưng cũng đầy bi tráng.

  • Nghệ thuật: Ẩn dụ, nhân hóa, sử dụng từ Hán Việt,...

KB Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết.
Bố cục Nội dung

Đề 3: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau: 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

...

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Bố cục Nội dung
MB - Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn đoạn thơ
TB

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST 

- Phân tích, chứng minh:

  • Không khí liên hoan văn nghệ vui tươi, đậm tình quân dân: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa… Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

  • Khung cảnh chia tay trên nền sông nước miền Tây Bắc vừa thực, vừa mộng: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Đánh giá:

  • Nội dung: Sau cuộc hành quân gian khổ là cảnh liên hoan văn nghệ vui tươi, ấm áp, đầy tình người. Cuộc chia tay bịn rịn nhưng đầy thơ mộng, trữ tình trên nền sông nước .

  • Nghệ thuật: Chất nhạc, chất họa, chất tình,... thể hiện sự tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng,

KB Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết.

2. Dạng so sánh 

Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

(Việt Bắc – Tố Hữu) 

Bố cục Nội dung
MB - Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai đoạn thơ
TB

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST bài thơ Tây Tiến và bài thơ Việt Bắc

- Phân tích, chứng minh đoạn thơ Tây Tiến

  • Cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

  • Hình ảnh Tây Bắc hiện lên vừa thực, vừa ảo: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

  • Nội dung: Nỗi nhớ mảnh đất Tây Bắc bồi hồi, xúc động nhưng cũng đầy lãng mạn, hào hoa.

  • Nghệ thuật: điệp từ “nhớ”, cách gieo vần “ơi”,...

- Phân tích, chứng minh đoạn thơ Việt Bắc

  • Nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng Việt Bắc: “Nhớ gì như nhớ người yêu/ Nhớ từng bản khói cùng sương”

  • Hình ảnh Việt Bắc thân thương, giản dị: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

  • Nội dung: nỗi nhớ mà Tố Hữu thể hiện là một Việt Bắc thân thương, đẹp bình dị mà thơ mộng với nhịp sống êm đềm.

  • Nghệ thuật: so sánh, liệt kê, nhịp thơ,...

- Điểm tương đồng:

  • Đều thể hiện nỗi nhớ gắn với một vùng đất cụ thể. Nếu như nỗi “nhớ chơi vơi” của Quang Dũng gắn với địa danh Tây Tiến thì nỗi “nhớ người yêu” của Tố Hữu gắn chặt với không gian Việt Bắc.

  • Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đầy ý nghĩa.

- Điểm khác biệt:

  • Tây Tiến: sử dụng một loạt các tên địa danh để cụ thể hóa nỗi nhớ, sử dụng khéo léo bút pháp lãng mạn khi viết về hiện thực. Thể thơ 7 chữ điêu luyện.

  • Việt Bắc: nêu rất nhiều không gian (đầu núi, lưng nương, bản, bếp lửa), thời gian khác nhau (trăng lên đầu núi, nắng chiều, sớm khuya), thể thơ lục bát làm cho nỗi nhớ đậm chất dân gian.

  • Nguyên nhân khác nhau: do hoàn cảnh sáng tác, do phong cách nghệ thuật khác nhau. Quang Dũng: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Tố Hữu: trữ tình chính trị, tính dân tộc đậm đà.

KB Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết.

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh người lính trong hai đoạn thơ sau đây:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

(Đồng chí - Chính Hữu)

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 

...

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

(Tây Tiến - Quang Dũng) 

Bố cục Nội dung
MB - Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai đoạn thơ
TB

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST bài thơ Tây Tiến và bài thơ Đồng chí

- Phân tích, chứng minh đoạn thơ Tây Tiến

  • Cuộc hành quân giữa núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm… Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

  • Sự hi sinh gian khổ, cao cả của người lính Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

  • Nội dung: Cuộc hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến và có người đã ngã xuống nhưng họ luôn lạc quan, vượt qua khó khăn.

  • Nghệ thuật: điệp từ “dốc”, từ láy “thăm thẳm, khúc khuỷu, đối lập,...

- Phân tích, chứng minh đoạn thơ Đồng chí

  • Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ của người lính: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá”

  • Tinh thần lạc quan, chia sẻ: “Miệng cười buốt giá… Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”

  • Nội dung: Sự hi sinh, gian khổ của người lính chống Pháp, họ luôn dành tình cảm cho nhau và luôn lạc quan, yêu đời.

  • Nghệ thuật: điệp từ, thể thơ tự do tạo nên nhịp điệu,...

- Điểm tương đồng:

  • Đều thể hiện sự hi sinh gian khổ của người lính trong kháng chiến chống Pháp. Họ có thể thiếu về vật chất nhưng tinh thần luôn đầy ắp tình quân nhân.

  • Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đầy ý nghĩa.

- Điểm khác biệt:

  • Tây Tiến: thiên về miêu tả quá trình chiến đấu đầy gian nan, hiểm nguy. Thể thơ 7 chữ điêu luyện.

  • Đồng chí: thiên về miêu tả cuộc sống sinh hoạt khó khăn. Thể thơ tự do, giàu tính nhạc.

  • Nguyên nhân khác nhau: do hoàn cảnh sáng tác, do phong cách nghệ thuật khác nhau. Quang Dũng: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Chính Hữu: hướng tới huện thực chiến tranh.

KB Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết.

3. Dạng đề chứng minh nhận định:

Đề 1: Nói về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có ý kiến cho rằng: “Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)”. Thông qua tác phẩm anh chị hãy chứng minh ý kiến trên?

Bố cục Nội dung
MB - Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn nhận định
TB

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST

- Giải thích ý kiến

  • Phân tích, chứng minh:

- Những gian khổ, hy sinh nhưng đầy lãng mạn, hào hùng của người lính Tây Tiến.

  • Cuộc hành quân gian khổ, nguy hiểm: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi… Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

  • Sự hi sinh gian khổ, cao cả của người lính Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

  • Sự nguy hiểm của của miền núi Tây Bắc, thách thức người lính Tây Tiến: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

- Cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng):

  • Ngoại hình xanh xao nhưng tinh thần ngang tàn: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

  • Nhớ gia đình nhưng khí phách rất hiên ngang: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm”

  • Không ngại gian khổ thậm chí hi sinh vì lí tưởng cao đẹp: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ… Sông Mã gầm lên khúc độc hành” 

- Đánh giá ý kiến

  • Là một ý kiến đúng. Các vế bổ sung cho nhau làm cho hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên rất bi tráng

  • Nghệ thuật: Sử dụng từ láy, sử dụng thanh điệu (thanh trắc), điệp từ, nhân hóa, đối lập,...

KB Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết.

Đề 2: Nhận định về bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, giáo sư Hà Đức Minh nhận định: “Đặc biệt “Tây Tiến” là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm. Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bài thơ “Tây Tiến” như “ngậm âm nhạc trong miệng.”  

Bằng việc phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến”, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 

Bố cục Nội dung
MB - Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai nhận định
TB

- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST

- Giải thích ý kiến

  • Phân tích, chứng minh:

- Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn.

  • Nhạc điệu cuộc sống là những hình ảnh hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến 

  • Nhạc điệu tâm hồn là lí tưởng cao đẹp, không sợ hi sinh, yêu cuộc sống và con người miền Tây Bắc

- Tây Tiến giàu nhạc điệu âm nhạc.

  • Giàu nhạc điệu ở cách dùng từ: sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút,...” vừa vẽ ra khung cảnh núi rừng, vừa cảm nhận như hơi thở của người lính,...

  • Giàu nhạc điệu ở cách ngắt nhịp linh hoạt: 2/2/3 Dốc lên/ khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm. 4/3 Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống.

- Đánh giá ý kiến

  • Hai ý kiến trên rất đúng đắn khi đánh giá về bài thơ Tây Tiến.

  • Bổ sung cho nhau tạo nên một diện mạo hoàn chỉnh về nội dung cũng như nghệ thuật cho bài thơ.

KB Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết.

Tin liên quan