DÀN Ý CHUNG CHO CÁC DẠNG BÀI VIẾT LỚP 9 MỚI NHẤT

Ngày 01/10/2024 11:37:04, lượt xem: 420

 

1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải quyết, nêu sự cần thiết phải bàn luận về vấn đề.

* Thân bài:

   - Trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề, triển khai thành hệ thống luận điểm.

      + Luận điểm 1: Bản chất của vấn đề được bàn luận, biểu hiện của vấn đề (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ).

      + Luận điểm 2: Sự tác động của vấn đề đối với cá nhân, cộng đồng, đất nước theo hướng tích cực hoặc tiêu cực (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ).

      + Luận điểm 3: Trách nhiệm của mỗi người trước vấn đề (dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ).

      + …

   - Nêu ý kiến trái chiều về vấn đề để phản bác.

   - Đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề được bàn luận.

* Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn và giải quyết thỏa đáng vấn đề nêu ra.

 

2. Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Mở bài:

   - Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả

   - Khái quát những nét đặc sắc của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật)

Thân bài:

* Cách 1:

      + Trình bày luận điểm về chủ đề tác phẩm, phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ nội dung chủ đề

      + Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật, phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm

* Cách 2:

      + Phân tích nội dung + nghệ thuật của phần 1 trong tác phẩm

      + Phân tích nội dung + nghệ thuật của phần 2 trong tác phẩm

      + Phân tích nội dung + nghệ thuật của phần 3 trong tác phẩm

      + …

Kết bài: 

      + Khẳng định lại ý kiến về chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

      + Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

 

3. Viết truyện kể sáng tạo

* Mở bài: giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)

* Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:

      + Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).

      + Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.

      + Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).

* Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).

 

4. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

* Mở đoạn:

      + Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả)

      + Nêu ấn tượng chung về bài thơ

* Thân đoạn:

      + Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp,..) của bài thơ

      + Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ

* Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ về bài thơ. 

 

5. Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử 

* Mở bài: Nêu tên danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử sẽ thuyết minh và đưa ra những thông tin khái quát nhất về đối tượng

* Thân bài:

      + Trình bày các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử theo một trình tự hợp lí

      + Giải thích các điều kiện tạo nên nét đặc thù của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

      + Nêu các giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

      + Cung cấp thông tin về tình trạng bảo tồn, phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

* Kết bài: Khái quát ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương và đất nước.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan