DẪN CHỨNG VÀ CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI NLXH

Ngày 25/11/2020 08:06:57, lượt xem: 15190

DẪN CHỨNG VÀ CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI NLXH

Nếu như xem bài văn là một món ăn, thì dẫn chứng chính là gia vị không thể thiếu. Dẫn chứng sẽ làm cho bài viết của chúng ta ấn tượng, sâu sắc hơn. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ cho các bạn cách để đưa dẫn chứng vào bài văn thật chính xác, hấp dẫn nhé!

1. Tầm quan trọng của dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội

Trong văn nghị luận xã hội dẫn chứng rất quan trọng. Nó được xem là bằng chứng xác thực nhất để chứng minh cho quan điểm bạn đang bảo vệ. Chính vì vậy, bất cứ bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội nào cũng cần có dẫn chứng cụ thể, xác thực nếu được thể hiện bằng những con số thì độ thuyết phục sẽ càng cao.

Lưu ý khi lựa chọn dẫn chứng:

- Dẫn chứng phải cụ thể, xác thực.

- Dẫn chứng phải tiêu biểu.

- Khi dẫn chứng chúng ta cần phân tích thêm.

- Không đưa quá nhiều dẫn chứng vào trong bài. Chỉ từ 1 – 3 dẫn chứng tiêu biểu.

- Hạn chế tối đa đưa những dẫn chứng nghị luận văn học vào nghị luận xã hội.

2. Cách đưa dẫn chứng vào bài viết

- Đối với bài văn (400 – 600 chữ)

Phần dẫn chứng chủ yếu đưa vào phần thân bài. Mỗi quan điểm cần một dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu nhất.

- Đối với đoạn văn (200 chữ)

Đề bài này thường xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia, chúng ta chỉ cần đưa 1 – 2 dẫn chứng phù hợp để đảm bảo sự hợp lý của dung lượng bài viết. Dẫn chứng thường đưa vào đoạn chứng minh luận điểm để tạo độ thuyết phục hơn.

Bước 1: Xác định vấn đề nêu ra liên quan đến mảng đề tài nào.

Bước 2: Xác định mảng đề tài có liên quan trực tiếp.

Bước 3: Suy nghĩ đến dẫn chứng điển hình nhất

Bước 4: Nêu và phân tích dẫn chứng, xoáy sâu vào vấn đề trọng tâm.

Trong quá trình ôn, luyện cho kì thi sắp tới, mẹo để các bạn sưu tầm, xử lý nhanh dẫn chứng vào vấn đề đó là xem tivi (Chuyển động 24h, Cặp lá yêu thương,…), đọc báo, MXH để có nhiều dẫn chứng thời sự nhất.

Cùng một dẫn chứng, chúng ta có thể sử dụng cho nhiều đề bài khác nhau, chỉ cần chúng ta biết cách đưa linh hoạt các dẫn chứng đó.

Ví dụ:

- Trần Đặng Đăng Khoa, chàng trai Việt đi vòng quanh thế giới bằng xe máy. Đăng Khoa đã rong ruổi suốt 5 tháng qua 23 quốc gia lớn nhỏ, gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Hy Lạp,… cho đến Áo, Đức, Bỉ, Pháp và anh vẫn đang tiếp tục hành trình chinh phục Nam Mĩ. Đăng Khoa nếu không quyết tâm lên đường thực hiện ước mơ khám phá thế giới thì có lẽ giờ này vẫn là một nhân viên văn phòng với những nỗi lo thường trực cuộc sống.

=> Có thể sử dụng trong đề tài: Trải nghiệm, ước mơ, đam mê, quyết tâm, thay đổi bản thân.

- Không trì hoãn đam mê muốn xê dịch, dù đã có nhiều lúc muốn gục ngã vì làm 5 công việc một lúc, chàng trai Lý Thành Cơ, đã trở thành mộ travel blogger nổi tiếng, 25 tuổi đi được 30 quốc gia mà vẫn hoàn thành công việc với mức lương lí tưởng.

=> Có thể sử dụng trong đề tài: Không trì hoãn, dám nghĩ dám làm, lý tưởng sống

 

Hy vọng qua bài hướng dẫn này của Học văn chị Hiên mong rằng các bạn sẽ biết cách đưa dẫn chứng vào bài nghị luận xã hội và có một bài viết xuất sắc nhé. Để theo dõi thêm nhiều bài học, kiến thức bổ ích, theo dõi ngay: Học văn chị Hiên.

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

 

Học văn chị Hiên – Hơn cả một bài văn

 

Tin liên quan