Đăng Ký Học
Ngày 06/09/2020 16:58:37, lượt xem: 3258
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM: VỢ NHẶT - KIM LÂN
- “Vợ nhặt” là cụm từ được ghép bởi danh từ “vợ” và động từ “nhặt”. Nhưng khi ghép thành một từ thì động từ “nhặt” trở thành tính từ, “vợ nhặt” ở đây dùng để định danh một loại vợ.
- “Nhặt” mang tính chất vô tình ngẫu nhiên, thông thường người ta chỉ nhặt những đồ vật, vật dụng nhỏ bé như nhặt cọng rơm ngọn cỏ…
=> Trong thực tế hai từ này không bao giờ đi liền với nhau và ở trong thế tương lập đối phản. Lấy vợ cưới chồng là một chuyện hệ trọng của cả đời người. Theo quan niệm và phong tục truyền thống của dân tộc ta, việc cưới xin phải được tiến hành với những nghi lễ trang trọng và thiêng liêng. Người ta thường đi hỏi cưới vợ chứ chả ai lại đi “nhặt” vợ bao giờ. Vậy mà đặt trong truyện ngắn của Kim Lân, nhân vật anh cu Tràng lại đi “nhặt” vợ, đưa một người phụ nữ xa lạ về làm vợ mà không cưới hỏi gì giữa lúc cái đói cái chết đang rình rập đe dọa tính mạng. Điều này khiến cho sự nghiêm túc thiêng liêng lại trở thành trò đùa.
- Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, phản ánh một tình cảnh đầy bi hài, khốn khổ đó là số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945. Ẩn chứa sau nhan đề “Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót xa trước giá trị thấp kém của con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch. Đồng thời vừa bộ lộ sự cưu mang đùm bọc và thể hiện khát vọng niềm tin mãnh liệt hướng tới tương lai, vừa lên án tố cáo xã hội xã hội phong kiến và bọn thực dân đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng.
- Thêm vào đó, không thể phủ nhận rằng khi đọc nhan đề “Vợ nhặt” chung ta bắt gặp một điều gì đó rất lạ lùng, rất hút, cái tên nghe có vẻ lạ lùng này đã giúp cho độc giả tò mò và nhất định phải đọc, tìm hiểu câu chuyện này.
Tin liên quan