Đăng Ký Học
Ngày 20/09/2022 14:12:33, lượt xem: 8804
Thần thoại luôn là mảnh đất màu mỡ và kỳ thú khiến con người không khỏi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tìm hiểu về sức mạnh, quyền năng của các vị thần. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo, các em sẽ được học về văn bản Prô-mê-tê và loài người. Vậy ngày hôm nay cùng với chị tìm hiểu về thần thoại Hy Lạp cũng như câu chuyện về vị thần này nhé.
1. Khái niệm và phân loại:
Thần thoại Hy Lạp là cách gọi chung để chỉ toàn bộ câu chuyện kể dân gian truyền miệng của người dân Hy Lạp liên quan tới các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới và nguồn gốc, ý nghĩa của các hình thức tín ngưỡng, nghi lễ, tôn giáo của người Hy Lạp xưa.
Truyện thần thoại Hy Lạp được chia thành 3 loại:
+ Loại thứ nhất: truyện thần thoại về các gia hệ thần (tập hợp những truyện kể về những thế hệ trong gia đình thần linh nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, quá trình hình thành , vận động và phát triển của vũ trụ.
+ Loại thứ hai: truyện thần thoại về các thành bang ( truyện có nội dung giải thích nguồn gốc các thành bang, phản ánh cuộc sống, giải thích phong tục tập quán, lễ nghi xã hội, ca ngợi những vị anh hùng ưu tú,..)
+ Loại thứ ba: truyện thần thoại về các anh hùng (truyện kể về những con người có sức mạnh, khả năng siêu phàm, trí tuệ thông minh lập nên những chiến công vang dội).
2. Câu chuyện về thần Prô-mê-tê:
Thần Prô-mê-tê trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “người biết trước tương lai”. Ông nổi tiếng là người thông minh và chính ông cũng là người tạo ra loài người.
Dựa vào cách phân chia truyện thần thoại Hy Lạp ở trên, chúng ta có thể thấy những câu chuyện kể về vị thần Prô-mê-tê thuộc nhóm thần thoại về các anh hùng.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về một câu chuyện thú vị liên quan đến thần Prô-mê-tê:
Một lần, thần Prô-mê-tê giết một con bò béo, lừa cho Dớt chọn được phần gồm toàn xương xẩu, còn những phần ngon nhất thì giấu cho loài người. Biết được chuyện này, Dớt tức giận nói rằng không cho loài người lửa, khiến loài người sống trong sự tăm tối, khổ cực. Prô-mê-tê sau khi biết được ý định của Dớt đã nhân một hôm thiên đình vắng vẻ mà châm ngọn lửa, giấu kín trong ruột một loại cây sậy, rồi chạy xuống trần thế để trao ngọn lửa thiêng cho loài người. Đêm hôm ấy, Dớt thấy những đốm lửa dưới mặt đất liền tức giận mà hét lên: “Thế là loài người có lửa, ta không thể tiêu diệt loài người được nữa; có lửa, con người sẽ sánh ngang thần thánh. Ôi! Tai họa! Ôi! Tai họa! Nhưng không, không! Ta sẽ làm cho loài người đau khổ, ta sẽ trừng trị Prô-mê-tê
Dớt tức khắc cho gọi thần thợ rèn chân thọt là Hê-phai-xtốt đến và ra lệnh nặn một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời, tóc như làn mây nhẹ, thân nàng óng ả như dòng suối lượn, tiếng nói thánh thót như chim ca, hai con mắt xanh biếc như biển cả- nàng Pan-đô-ra tuyệt thế giai nhân. Xưa nay, mặt đất chỉ toàn là đàn ông. Khi Pan-đô-ra xuất hiện, người đàn ông say đắm, không rời nàng một bước. Sức quyến rũ của Pan-đô-ra vô cùng kỳ diệu, nhưng nàng là một tai hoạ cho người đàn ông, nàng lừa dối, nên là nguồn gốc của mọi khổ đau mà người đàn ông phải chịu.
Mặt khác, Dớt ra tay trừng trị Prô-mê-tê. Dớt cho giải thần đến một đỉnh núi cao chót vót ở dãy Cáp-cát hoang vu, xa tít mù tắp và ra lệnh cho thần thợ rèn Hê-phai-xtốt đóng đinh xiềng chàng vào núi đá. Prô-mê-tê ngày bị mặt trời thiêu đốt, đêm rét buốt thấu đến xương tuỷ. Hàng ngày, một con đại bàng khổng lồ do Dớt sai đến, mổ bụng và ăn buồng gan của chàng. Song, thật kỳ diệu, buồng gan của vị thần bất tử đêm lại mọc ra, đầy đủ và tươi rói. Những cực hình kinh khủng ấy không thể khuất phục thần Prô-mê-tê kiên cường.
Prô-mê-tê không run sợ. Chàng hiên ngang, không chịu nói một lời van xin. Bao nhiêu thế kỷ trôi qua, Prô-mê-tê vẫn là Prô-mê-tê bất khuất. Cuối cùng, Dớt chịu thua Prô-mê-tê. Thần Hê-ra-clet đến dãy núi Cáp-cát , giương cung bắn chết đại bàng, trèo lên núi phá xiềng. Prô-mê-tê được trả lại tự do.
ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan