Đăng Ký Học
Ngày 01/10/2021 15:11:16, lượt xem: 7540
PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA THÚY KIỀU TRONG ĐOẠN TRÍCH "CHỊ EM THÚY KIỀU"
● Xác định vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
● DÀN Ý
a. MB: Dẫn dắt + Nêu vấn đề
b. TB:
1. Luận điểm 1: Khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
- Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc với tấm lòng yêu thương tha thiết và cảm thông sâu sắc với số phận con người.
- “Đoạn trường tân thanh”là tác phẩm truyện thơ Nôm gồm 3254 dòng thơ lục bát, là một kiệt tác của dân tộc mà Nguyễn Du đã viết nên. Nhân dân yêu mến và thường gọi với cái tên thân thuộc: “Truyện Kiều”
- “Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm, khắc họa vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân của chị em Kiều, trong đó nổi bật là vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều.
ĐỌC THỬ KHU VƯỜN VĂN HỌC - VẺ ĐẸP THÚY KIỀU
2. Luận điểm 2: Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều
● Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều
- Những câu thơ miêu tả Thúy Kiều nằm sau những câu thơ tả Thúy Vân, nhưng đó lại là thủ pháp đòn bẩy để từ đó chân dung của một tuyệt sắc giai nhân dần hiện lên và được tôn vinh với những nét sắc sảo, tài năng nhất: “Kiều càng sắc sảo mặn mà / So bề tài sắc lại là phần hơn”
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du dùng những hình ảnh ước lệ: “Làn thu thủy nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
+ Vẻ đẹp của Kiều được miêu tả theo lối điểm nhãn, tập trung chủ yếu ở vẻ đẹp của đôi mắt: đôi mắt đẹp, trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Đôi mắt - đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh, sắc sảo trong tâm hồn và trí tuệ.
+ Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến cho thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị. Đó là vẻ đẹp có chiều sâu, có sức cuốn hút lạ lùng. (Liên hệ, so sánh với vẻ đẹp của Thúy Vân: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”)
● Vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều:
- Vẻ đẹp của Kiều ẩn chứa bên trong cái tài, cái tình, tác giả tả sắc một phần thì tả tài tới hai phần.
- Bằng những từ ngữ chỉ sự tuyệt đối như: “vốn sắn”, “đủ mùi”, “ăn đứt”... tác giả đã cho thấy tài năng xuất chúng của Kiều. Ở Kiều hội tụ đầy đủ sự thông minh, đa tài, cầm, kì, thi, họa, tất cả đều đạt đến mức lí tưởng cho quan niệm thẩm mĩ phong kiến.
- Tác giả đặc tả tài đàn của Kiều như một sở trường, năng khiếu riêng. Tiếng đàn của nàng có khả năng ứng biến linh hoạt, là tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
● Vẻ đẹp phẩm chất của Thúy Kiều:
- Kiều, cùng với người em Thúy Vân là hai thiếu nữ mang phẩm hạnh đoan trang, nết na, đứng đắn: “Mai cốt cách tuyết tinh thần”, họ như hai bông hoa vẫn còn đang phong nhụy trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”, chưa một lần tỏa hương vì ai “tường đông ong bướm đi về mặc ai”
● Vẻ đẹp mang sự dự cảm về số phận
- Vẻ đẹp của Kiều hiện lên mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp ấy khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị với nhan sắc và trí tuệ tài hoa thiên bẩm. Với những từ ngữ như “hoa ghen”, “liễu hờn”, với điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”, với tên khúc nhạc “Bạc mệnh” mà Kiều đã sáng tạo nên, Nguyễn Du đã sớm báo hiệu cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh” và kín đáo gửi gắm tư tưởng “tài mệnh tương đố” của ông.
ĐỌC THỬ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC | NGUYỄN DU VÀ "TRUYỆN KIỀU"
3. Luận điểm 3: Đánh giá
- Với nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình, việc lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh tượng trưng, ước lệ cũng như sử dụng nghệ thuật đòn bẩy rất tinh tế, tác giả đã ngợi ca, trận trọng nhan sắc, tài năng, phẩm hạnh của nàng Kiều như là những chuẩn mực, hình mẫu lí tưởng cho vẻ đẹp của con người mọi thời đại.
- Qua việc khắc họa chân dung Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du cho thấy cảm hứng nhân văn sâu sắc khi dự cảm về kiếp đoạn trường về sau của Kiều cùng tấm lòng trân trọng, thương cảm với số phận người tài hoa bạc mệnh.
c. KB: Khái quát lại vấn đề + Liên hệ mở rộng/Nêu ấn tượng cá nhân
Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.
Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.
Tin liên quan