Đăng Ký Học
Ngày 03/08/2021 15:51:51, lượt xem: 22335
14 câu đầu thể hiện hình ảnh người lính Tây Tiến gắn liền với thiên nhiên miền Tây và những chặng đường hành quân gian khổ.
1. 2 câu thơ đầu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- Một tiếng gọi đầy thiết tha, trìu mến.
- Các hình ảnh xuất hiện trong câu thơ:
+ Hình ảnh dòng sông Mã - Tây Tiến - Con sông gắn với chặng đường hành quân, gắn với những kỷ niệm của binh đoàn Tây Tiến.
+ Nỗi nhớ trực tiếp hướng tới binh đoàn Tây Tiến.
=> Nhận ra tất cả đã “xa rồi", chỉ còn trong kỷ niệm.
- Nỗi nhớ được đề cập đến: “nhớ về rừng núi" - nhớ thiên nhiên Tây Bắc.
- “Nhớ chơi vơi” - Nỗi nhớ thật đặc biệt có thể hiểu theo ý nghĩa:
+ Đang đứng giữa lưng chừng nỗi nhớ, một nỗi nhớ da diết, mênh mang.
+ Nỗi nhớ quá rộng không biết đi về nẻo nào của nỗi nhớ thương.
ĐỌC THÊM NGHỊ LUẬN VĂN HỌC | PHÂN TÍCH 14 CÂU ĐẦU BÀI THƠ "TÂY TIẾN" (QUANG DŨNG)
2. 2 câu thơ tiếp:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
- Hai địa danh: Sài Khao, Mường Lát: 2 mốc không gian địa lý gắn với những kỷ niệm của một thời chiến binh - Thành mốc thời gian in dấu những kỷ niệm.
3. 4 câu thơ tiếp:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
- Dốc: khúc khuỷu, thăm thẳm => Từ láy: Địa hình gập ghềnh, hiểm trở, gấp gãy.
=> Khó đi; “Đèo cao, dốc đứng".
- Đặc tả độ cao: Cồn mây heo hút - Hình ảnh: những người lính Tây Tiến đang hành quân qua những đồi núi chập chùng, núi cao tới nỗi súng có thể chạm vào mây.
- Hình ảnh “súng ngửi trời”: sử dụng BPTT nhân hóa với mục đích:
+ Đặc tả độ cao của núi rừng núi Tây Bắc
+ Chất lính: sự dí dỏm, vui nhộn, lạc quan, yêu đời
- Núi: cao thì cao vời vợi.
- Vực; sâu thì sâu thăm thẳm.
=> Đối: lên, xuống ; ngàn thước: lớn => Hiểm trở => Người đọc giống như đang “chơi một trò bập bênh chóng mặt”.
- Nơi đèo cao, dốc đứng, người lính đưa tầm mắt nhìn về những bản làng => Hình ảnh những nếp nhà Pha Luông ẩn hiện trong làn mưa bụi => Gợi ra sự bình yên trong chính cảnh vật và trong cả tâm hồn người lính. => Quang Dũng kéo người đọc trở về với sự cân bằng.
4. 2 câu thơ tiếp:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với 2 lớp nghĩa:
+ Những người lính mỏi mệt, nghỉ ngơi trên chặng đường hành quân => Hình ảnh rất đỗi giản dị, gần gũi nhưng lại vô cùng đẹp đẽ.
+ Sự hy sinh của những người lính Tây Tiến => Tư thế coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng” => “Không bước nữa" sử dụng BPTT nói giảm nói tránh.
ĐỌC THÊM NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC GIẢ QUANG DŨNG VÀ THI PHẨM QUANG DŨNG
5. 2 câu thơ tiếp:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
- Sự đe dọa nơi “rừng thiêng, nước độc”
+ Thác gầm thét => Thiên nhiên rất dữ dội, hung bạo
+ Cọp trêu người => Sự đe dọa của thú dữ
=> Biện pháp tu từ nhân hóa => Sự nguy hiểm nơi rừng núi Tây Bắc mà trực tiếp những người lính Tây Tiến phải đối mặt.
6. 2 câu thơ tiếp:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- Kéo lại sự cân bằng cho người đọc với những hình ảnh thật mềm mại, nhẹ nhàng.
- Nhớ ôi Tây Tiến; Trực tiếp thể hiện cảm xúc - nỗi nhớ: Nhớ về những bản làng trong khói bếp ban chiều => Một hình ảnh rất đẹp, rất bình yên, rất tình (tình cảm của người chiến sĩ với đồng bào).
- Mai Châu: Địa danh với tên gọi gợi ra sự thanh thoát, nhẹ nhàng đi kèm với hình ảnh “thơm nếp xôi" tạo ra những dư vị cảm xúc bình yên trong tâm hồn người đọc.
- “Mùa em” - mùa của sự đủ đầy, “mùa con ong đi lấy mật, con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy làm nương” mùa ta gặp nhau, mùa trao yêu thương, vương luyến nhớ để xa rồi sẽ mãi không quên. => Một mùa thật lạ, thật đẹp, thật tình.
Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!
Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ
Link đăng ký Khóa nền: http://bit.ly/KHOAHOC2K4
Link đăng kí khoá VIP: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan