“HỌC VẤN KHÔNG CÓ QUÊ HƯƠNG, NHƯNG NGƯỜI HỌC PHẢI CÓ TỔ QUỐC”

Ngày 06/01/2021 10:35:32, lượt xem: 6833

“HỌC VẤN KHÔNG CÓ QUÊ HƯƠNG, NHƯNG NGƯỜI HỌC PHẢI CÓ TỔ QUỐC”

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của nước ta, tình yêu nước trở thành truyền thống, tình cảm tốt đẹp mà cha ông ta đời đời ngợi ca và nhắc nhở. Đã có rất nhiều câu chuyện, có rất nhiều bài thơ và rất nhiều câu nói nổi tiếng gợi nhắc về tình cảm thiêng liêng cao quý đó. Tuy nhiên, câu nói của nhà bác học Louis Pasteur "Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc" đã thực sự gợi lên cho chúng ta nhiều suy nghĩ sâu xa. Vì vậy, hãy cùng Học văn chị Hiên tìm hiểu rõ hơn về câu nói này qua đoạn văn nghị luận 200 chữ dưới đây nhé!

Đề bài: Nhà bác học người Pháp Louis Parteur đã nói:

"Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc. "

Hãy viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày cách hiểu của em về ý kiến trên.

Bài làm

(Câu nói nổi tiếng của nhà bác học người Pháp Louis Parteur)

Việc học từ trước đến nay vẫn luôn hết sức quan trọng đối với mỗi người. Đối với nhà bác học Louis Pasteur, ông nói: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”. Học vấn là kiến thức chúng ta tiếp thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu, được nhân loại tích lũy hàng nghìn năm và ngày càng được mở rộng không ngừng. Việc học không có giới hạn quốc gia và lãnh thổ. Nơi nào có điều kiện để con người học tập, vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì nơi đó có sưh học. Thế nhưng, song song với đó, chúng ta phải luôn có trách nhiệm bảo vệ, bồi đắp, cống hiến những trí tuệ đó cho Tổ quốc mình; bởi đó là nơi chúng ra sinh ra, lớn lên, có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Trên thực tế, rất nhiều người con Việt Nam mặc dù đã rất thành đạt ở một mảnh đất xa xứ, nhưng vẫn một lòng phục vụ cho quê cha đất tổ. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu- người Việt Nam đầu tiên giành được huy chương Fields - Giảng thưởng danh giá thế giới về Toán học sau thời gian ông học tập và làm việc tại Pháp. Ông quyết định trở về Việt Nam và đã, đang có những cống hiến to lớn cho nước nhà với cương vị giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu Cao cấp về Toán, bên cạnh đó, ông còn một trang mạng giáo dục ới thế kaf “Học thế nào” với kỳ vọng tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề giáo dục của Việt Nam, Giáo sư là một tấm gương sáng trong số nhiều người khác nữa, là những “người học phải có Tổ quốc”, đang nỗ lực góp phần đưa nước nhà ngày càng văn minh, giàu mạnh. Qua đó, ra cũng thấy được, câu nói của nhà bác học Louis Pasteur như là bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và trong cuộc sống, vươn đến đỉnh cao tri thức, hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến. Mặt khác, chúng ta phê phán lối sống xem nhẹ học vấn, quên đi nguồn cội, học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, ích kỷ. Mỗi người cần có khát vọng học tập không ngừng bởi học tập là cuốn vở không trang cuối. Học có phương pháp, hoà nhập nhưng không hoà tan, biết giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Có vậy, chúng ta mới có thể chìm đắm những tinh hoa của nhân loại mà mình tiếp thu được đóng góp, dựng xây quê hương đất nước.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 12 - LÒNG VỊ THA VÀ SỰ CAO THƯỢNG

Trên đây là toàn bộ đoạn văn nghị luận 200 chữ về câu nói của nhà bác học người Pháp Louis Parteur: "Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc. ". Hy vọng qua đây các em sẽ có thêm tư liệu để viết nên một bài làm xuất sắc của riêng mình.

Để nắm rõ hơn về cách làm bài văn nghị luận xã hội cùng những dẫn chứng thời sự, tiêu biểu hãy nhanh sở hữu ngay “Sổ tay chinh phục nghị luận xã hội” nhé! Xem bản đọc thử  Tại đây

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH

Fanpage: Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn

Tin liên quan