VIẾT ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH TÁC DỤNG CÁCH KẾT THÚC TRUYỆN LÃO HẠC CỦA NAM CAO MỚI NHẤT

Ngày 13/03/2024 17:34:58, lượt xem: 402

Dưới đây là một đoạn văn mẫu phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc (Nam cao) || Lớp 8 - Bộ sách Cánh diều do Học Văn Chị Hiên biên soạn. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào nhiều dạng đề khác nhau.

 

ĐỌC THÊM: DÀN Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT BÀI THƠ LAI TÂN - HỒ CHÍ MINH

 

Sống trong cảnh bùn hôi tanh thế nhưng đóa hoa sen vẫn vươn lên đón nhận ánh sáng cho riêng mình và tỏa ra hương thơm tươi mát. Và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng giống như đóa hoa sen vậy. Lão Hạc sống trong hoàn cảnh bần hàn cơ cực và chính điều đã đẩy lão đến cùng quẫn. Thế nhưng lão vẫn chọn cho mình cách sống, cốt cách thanh cao và trong sạch. Trong tác phẩm ở cuối câu chuyện, Nam Cao đã lựa chọn một cái kết bất ngờ khi lão Hạc đã chọn cho mình cái chết như một hành động tự giải thoát chính mình. Nhưng qua cái chết của lão giúp cho mọi người hiểu về con người, quý trọng và thương xót cho số phận lão hơn. Lão Hạc vốn là người có cuộc sống khổ sở, bị dồn đến đường cùng, đói kém, mất mùa ốm đau liên miên. Chính việc này đã bắt lão phải đứng trước hai sự lựa chọn là cái chết và cái sống. Lão lựa chọn giữ lại mảnh vườn cho con và chấp nhận cái chết lão tự xóa đi sự sống của mình. Tất cả những việc làm này để làm nổi bật hơn tình yêu thương con và đức hi sinh của một người cha nghèo. Nếu cái chết của ông là một cái chết giống như con người thì không có gì đáng bàn. Thế nhưng tại sao ông lại chọn một cái chết đầy đau đớn giống như cái chết của một con vật. Cái chết vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt sòng sọc... Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực chưa bao giờ lừa dối ai. Ấy vậy mà do hoàn cảnh lão đã lừa cậu Vàng - người bạn tri âm tri kỷ của mình, lừa nó phải chết để bán lấy tiền lo hậu sự cho mình. Độc giả không khỏi xót xa, thương cảm cho một con người sống có tình nghĩa, có lòng nhân hậu, giàu lòng đáng kính. Một con người có số phận nghèo khổ nhưng nhân cách lại thanh cao. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với nhân vật trong truyện mà còn mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc. Kết thúc bi kịch cũng là chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Qua cái chết đó, Nam Cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết, họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện, lòng thương con và sự tự trọng của mình, đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học toàn diện - 2k10

Tin liên quan