TỔNG HỢP DÀN Ý CHUNG CHO CÁC BÀI VIẾT LỚP 8 - CUỐI KÌ 1 MỚI NHẤT

Ngày 22/12/2023 10:57:14, lượt xem: 2633

Bởi vì chương trình thi của các bạn 2k10 sẽ không phải là các tác phẩm trong sách giáo khoa, chính vì thế, điều mà chúng mình cần chính là phần cấu trúc, dàn ý chung để làm các dạng bài. Vì vậy, Học Văn Chị Hiên biên soạn và gửi tới các bạn bộ dàn ý chung cho các dạng văn thường gặp cuối học kì 1 - lớp 8. Các bạn cùng tham khảo nhé.

 

 

1. Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. 

Dàn ý: 

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát - nêu tên một hoạt động xã hội, một chuyến đi giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó.
  • Thân bài: 

- Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,...)

- Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

- Nêu kết quả của hoạt động xã hội hoặc chuyến đi đó. 

Lưu ý: Nên kể lại chuyến đi theo trình tự thời gian

  • Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của hoạt động, chuyến đi và rút ra bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội.  

 

2. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Dàn ý: 

  • Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm. 

  • Thân đoạn: 

- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 

- Nghệ thuật: hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, biện pháp tu từ…

- Nội dung: mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo…

- Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện cảm xúc nét độc đáo của bài thơ. 

  • Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đã trình bày.

 

3. Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên     

Dàn ý: 

  • Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này.

  • Thân bài: 

- Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên

- Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật.

- Xác định mối liên hệ giữa hiện tự nhiên với đời sống của con người; nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó. 

  • Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập. 

 

ĐỌC THÊM: BỘ MỞ BÀI - KẾT BÀI CHO CÁC DẠNG VĂN TIÊU BIỂU LỚP 8 || HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT

 

4. Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.

Dàn ý: 

  • Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan); nêu vấn đề kiến nghị.

  • Phần nội dung:

- Trình bày các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị

- Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từng cá nhân hay tập thể, cộng đồng.

- Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có).

- Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí (Ví dụ: đối với cấp lãnh đạo và các tổ chức; đối với từng cá nhân trong cộng đồng;...).

  • Phần kết thúc: Bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu được thực hiện.  

5. Phân tích một tác phẩm truyện:

Dàn ý: 

  • Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm.

  • Thân bài: Nêu chủ đề và phân tích các biểu hiện làm rõ chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích đề tài và những nét đặc sắc của cốt truyện trong việc làm sáng tỏ chủ đề.

- Phân tích các nhân vật nhằm làm sáng tỏ chủ đề của truyện.

- Phân tích tác dụng của các nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện: bút pháp miêu tả (ngoại hình và nội tâm); lựa chọn chi tiết giàu ý nghĩa; lời văn giản dị, tự nhiên. 

  • Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Nêu tác động của truyện đối với em. 

6. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)

Dàn ý: 

  •  Mở bài: Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có)…

  • Thân bài: Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày phần Thân bài theo một hệ thống ý tương ứng.

- Phương án 1: Phân tích theo bố cục bài thơ:

   + Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng).

   + Ý 2: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng).

 …

- Phương án 2: Phân tích theo hai phương diện nội dung và nghệ thuật:

   + Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (chỉ rõ đối tượng trào phúng của bài thơ, phân tích rõ lí do khiến đối tượng đó bị phê phán…)

   + Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ… đã được sử dụng để tạo ra tiếng cười)

  • Kết bài: Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học toàn diện - 2k10

Tin liên quan