TỚ ĐÃ HỌC VĂN BẰNG SỔ TAY VĂN HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Ngày 20/07/2021 15:42:33, lượt xem: 4796

Ở đây có bao nhiêu bạn sợ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC nhỉ?
Phần nghị luận văn học là phần quan trọng chiếm 50% số điểm của cả bài thi. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều bạn chưa biết phải học phần này sao cho dễ dàng, hiệu quả mà lại nhớ được lâu.
Tớ cũng từng gặp qua những khó khăn ấy cho đến khi tớ biết đến bộ Sổ tay văn học của chị Hiên, việc học văn đối với tớ dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.
Hãy cùng lắng nghe tớ chia sẻ về cách học văn như thế nào với cuốn sổ tay văn học này!! Nếu cảm thấy phương pháp này phù hợp với bạn thì đừng ngại “rinh” bộ sổ tay này về để học ngay nha.

 

 

1. Học theo dàn ý của mỗi tác phẩm


Học ý chính là cách nhanh nhất giúp chúng ta nắm bắt được toàn bộ nội dung và nhớ bài lâu nhất. Trước tiên khi học hay ôn một tác phẩm văn học, tớ sẽ đi từ cái khái quát nhất là bố cục tác phẩm, sau đó đến các ý lớn ở từng phần và cuối cùng là gạch ra các ý nhỏ. Khi có sổ tay văn học, tớ cảm thấy việc này dễ dàng hơn vì trong đó đã chia ra nội dung từng phần của tác phẩm và các ý chính trong bài theo bảng, cột nên rất dễ nhìn và dễ học. Tớ chỉ cần đọc lại những kiến thức được tổng hợp trong sổ tay sau đó thiết kế một sơ đồ tư duy vừa xinh, vừa khoa học trình bày tất cả các ý chính đó để thuận tiện hơn cho việc học. Với cách học như vậy, tớ học môn văn với đúng ý nghĩa là hiểu bài chứ không phải là học thuộc.

 

 

2. Take Note và xây dựng sơ đồ tư duy
- Để học thuộc được hết từng câu, từng chữ trong một bài phân văn học thì thật sự rất khó nên tớ chọn cách học thuộc bằng các từ khóa và nhớ ý chính. Với mỗi tác phẩm tớ sẽ cố gắng tìm ra từ khóa quan trọng, dùng bút đánh dấu tô lại những từ khóa đó và học thuộc.
Ví dụ: “ Quang Dũng được biết đến là một người nghệ sĩ đa tài trong nền văn học Việt Nam, là một nhà thơ tiêu biểu trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thơ của ông nổi bật với tính phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.” Các từ khóa tớ sẽ note lại ở đây là “nghệ sĩ đa tài; phóng khoáng; hồn hậu; lãng mạn; tài hoa; nhà thơ tiêu biểu trong thơ ca kháng chiến chống Pháp….”. Sau khi đã đánh dấu lại tớ sẽ viết lại ra giấy dưới dạng sơ đồ tư duy về thông tin tác giả Quang Dũng.
- Tớ học được cách này từ cuốn sổ tay văn học của chị Hiên. Trong mỗi tác phẩm, chị đều in đậm những từ khóa cũng như ý chính vậy nên tớ không phải mất quá nhiều thời gian để tìm ra keyword nữa. Tớ chỉ cần học các từ khóa trong sổ và nếu thấy thêm từ nào tớ cảm thấy quan trọng thì tớ sẽ đánh dấu lại thôi. Các bạn hãy thử học như vậy đi, tớ đảm bảo là sẽ nhớ được rất lâu đấy.

 

 

3. Học liên hệ mở rộng theo từng nội dung
- Nhiều bạn hỏi tớ làm cách nào để nhớ được hết các dẫn chứng mở rộng cho bài nghị luận văn học. Bí quyết của tớ là học theo từng phần, từng nội dung. Với mỗi nội dung có thể liên hệ mở rộng, tớ sẽ cố gắng tìm các dẫn chứng có liên quan và tổng hợp tất cả thành 1 bảng như trong cuốn sổ tay ấy.
- Một điều tớ rất thích trong sổ tay văn học đó là có rất nhiều những dẫn chứng mở rộng hay về tác giả và cả tác phẩm nữa. Điểm nổi bật của bộ sách này những góc nhìn mới mẻ của chị Hiên về từng tác phẩm, nhân vật, chi tiết nhỏ trong bài. Chúng mình có thể sử dụng để đưa vào bài phân tích để tạo tính sáng tạo, ấn tượng cho bài viết và ăn điểm dễ dàng từ người chấm. Cuốn sổ trình bày siêu khoa học luôn nên khi học dẫn chứng mở rộng tớ không còn cảm thấy quá khó khăn nữa. Nhìn vào sổ tớ sẽ thấy được dẫn chứng này vận dụng như thế nào, dùng cho phần nào, đưa vào phần nào trong bài là hợp lý.

 

 

3. Chuẩn bị sẵn mở bài, kết bài
- Để chủ động và đỡ mất thời gian khi làm bài, tớ thường chuẩn bị trước từ 1-2 mở bài và kết bài cho tất cả các tác phẩm trọng tâm. Đây là rất quan trọng nên tớ thường chọn cách mở và kết bài nâng cao để gây được cho người chấm từ những chữ đầu tiên.
- Trong cuốn sổ tay văn học, chị Hiên cũng có gợi ý một số mở/kết bài nâng cao rất hay, độc đáo và ấn tượng nên tớ hay học theo lắm. Ngoài ra, tớ hay “lượn lờ” trên các page, các group học văn để sưu tầm thêm mở/ kết bài, thấy cái nào hay tớ lập tức lưu lại rồi chỉnh sửa lại theo ý tớ và học thuộc. Như vậy tớ có thể tích lũy được nhiều cách viết mở/kết bài, khi vào phòng thi tớ sẽ không mất nhiều thời gian cho mở bài nữa mà cứ thế viết những gì tớ nhớ về mở bài của tác phẩm ấy thôi. 

 

 

4. Kết hợp với học qua audio
Học văn bằng audio là phần ấn tượng nhất trong cuốn sổ tay văn học của chị Hiên. Với audio văn học thì chỉ cần một chiếc điện thoại thôi là tớ có thể học mọi lúc mọi nơi rồi.
- Bên cạnh việc ghi chép các kiến thức nền tảng thì tớ kết hợp với việc nghe audio để có thể tăng khả năng ghi nhớ bài. Sau khi đã học được các ý chính thì tớ sẽ dành thời gian để nghe audio như là để ôn lại bài luôn. Nghe audio giúp tớ khái quát tác phẩm và hiểu về tác phẩm rất nhanh chóng.
- Tớ thường sẽ nghe audio vào buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ hoặc bất kỳ khi nào tớ rảnh bởi những lúc này tớ rất lười để ngồi vào bàn học. Chỉ cần quét mã, đeo tai nghe và thư giãn để “chữ tự đi vào đầu” thôi. Những bản audio rất nhẹ nhàng, có chèn thêm nhạc du dương và chất giọng ấm áp của chị Hiên nên tớ cảm thấy rất dễ nghe, dễ ngấm bài. Thật sự học bằng cách này rất hiệu quả đấy nhé! 

 

 

5. Luyện đề trong sổ tay văn học
Sau khi đã ôn tập được các kiến thức nền, tớ sẽ bắt tay vào viết các bài hoàn chỉnh theo đề có sẵn trong cuốn sổ tay. Đề tham khảo trong bộ sách này khá sát với đề thi chính thức nên tớ cũng cảm thấy yên tâm khi luyện đề hơn.
Để có thể phân tích được tốt thì tớ khuyên các bạn nên đọc thật nhiều các bài mẫu và biến nó thành bài văn của mình. Thường thì tớ sẽ đọc phần phân tích trong cuốn sổ tay hoặc cuốn tuyển tập 50 bài văn mẫu trọng tâm sau đó những câu từ nào tớ cảm thấy hay thì sẽ đánh dấu lại và học theo cách triển khai đó để vận dụng vào bài viết của mình. Tớ không thích học thuộc một bài phân tích có sẵn nên việc đọc nhiều các bài mẫu giúp tớ chủ động trong cách hành văn và sử dụng ngôn từ khi lập luận nữa. 

 

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng ký Khóa nền: http://bit.ly/KHOAHOC2K4

Link đăng kí khoá VIP: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan