Soạn Văn lớp 10 Bộ Chân trời sáng tạo | Văn bản 1: Thần trụ trời (Bài 1: Tạo lập thế giới)

Ngày 12/09/2022 11:43:26, lượt xem: 3832

Bài 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI

Văn bản 1: Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam)

 


Câu 1. Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện.
Trả lời:
- Chi tiết về không gian: Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.
- Chi tiết về thời gian: Khi chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.


Câu 2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?
Trả lời:
Những dấu hiệu giúp nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại (Dựa vào tri thức văn học về thần thoại):
- Truyện kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên, thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người.
- Về không gian truyện: là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. 
- Về thời gian trong thần thoại là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- Cốt truyện: xoay quanh quá trình thực hiện việc sáng tạo thế giới (tạo lập ra trời và đất).
- Nhân vật là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới (thần Trụ trời tạo lập trời và đất).
- Tính chỉnh thể của tác phẩm: sự thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm. Ở đó, mọi bộ phận, yếu tố, chi tiết,… đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, nhất quán nhằm thể hiện tập trung, nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.


Câu 3. Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Trong quá trình ấy, nhân vật thần Trụ trời hiện lên với những đặc điểm nào?
Trả lời:
Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Trụ trời: 
- Thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một
cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
- Thần hì hục vừa đào vừa đắp cột. Thần đắp cao lên chừng nào thì trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy, đẩy vòm trời đến tận mây xanh.
- Trời đất phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
- Khi trời đã cao và khô, thần phá trụ, ném đất đá lung tung tạo thành đồi núi, còn chỗ đào đất đá đắp trụ khi xưa trở thành biển rộng.
Nhân vật thần trụ trời hiện lên với những đặc điểm: Có sức mạnh phi phàm, sức vóc to lớn khổng lồ.

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG | VĂN BẢN 1,2,3: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI (BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ)


Câu 4. Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.
Trả lời:
Nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời là việc thần Trụ trời tạo lập nên trời đất để con người sinh sống như ngày nay. Truyện giải thích tự nhiên tạo sao trời đất lại cách xa nhau, tại sao lại có đường chân trời.


Câu 5. Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?
Trả lời:
Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian mang tính chất sơ khai, đơn giản. Ngày nay, cách giải thích ấy không chỉ còn phù hợp một phần nhỏ. Bởi khoa học phát triển đã có thể giải thích tự nhiên nhưng con người vẫn tin một phần vào những câu chuyện tâm linh, thần thoại.


Câu 6. Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp,” trong truyện Thần Trụ trời gọi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
Trả lời:
Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp,” trong truyện Thần Trụ trời gọi cho em nhớ đến truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy của người Việt Nam. Truyện kể rằng Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con. Để tìm ra người nối ngôi, nhà vua đưa ra thử thách các con trai chuẩn bị mâm cỗ giỗ tổ, ai làm hài lòng ông sẽ được nối ngôi. Các anh thi nhau chuẩn bị thứ quý hiếm còn Lang Liêu, mẹ mất sớm, không có nhiều tiền của nên Lang Liêu – người con thứ mười tám rất lo lắng. Lang Liêu sau đó nằm mộng thấy thần chỉ cách làm bánh chưng, bánh giầy. Y lời, Lang Liêu dâng lên vua cha hai loại bánh này, giải thích như mộng rằng bánh làm từ gạo – thứ quý nhất trên đời nuôi sống con người, thứ bánh hình vuông tượng trưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành. Vua Hùng rất vừa ý và truyền ngôi cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi khi đến lễ tết, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan