PHÂN TÍCH VĂN XUÔI - MỞ BÀI VIẾT GÌ TRONG 5 PHÚT?

Ngày 01/06/2021 14:04:25, lượt xem: 14969

Có bao giờ các bạn mất tận 15-20 phút chỉ để viết mở bài chưa?
Hôm nay chị sẽ mách cho các bạn một bí quyết làm thế nào để xử lí gọn mở bài khi bí trong phòng thi nha.
Hãy tích lũy cho mình những cách mở bài khác nhau để không bị … bí khi vào phòng thi nhé!!

 

1. Dạng đề phân tích trích đoạn



(1) Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật diệu kỳ, nó đi sâu vào tiềm thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao rung cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh của ngôn từ dưới ngòi bút tài hoa của … đã tạo nên tác phẩm … Đặc biệt, khi đọc tác phẩm, người đọc không thể không ấn tượng với đoạn văn “....” thể hiện …

(2) Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc sống con người? Văn chương kỳ diệu lắm, nó nghệ thuật mà lại chân thực vô cùng. Người đọc tìm kiếm ở đó không phải là những thứ cao siêu mà chỉ đơn giản ở đó họ tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, … đã vẽ lên một câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm … Đặc biệt ở đó người đọc rất ấn tượng với đoạn trích …

(3) Có đôi khi, dòng chảy của thời gian tất bật quá mà ta quên đi những giá trị thật ở đời và khi đó cũng là lúc văn chương lên tiếng. Nghệ thuật của ngôn từ mang sức mạnh rất đặc biệt, nó nuôi dưỡng tâm hồn con người, hướng con người đến với cái thiện. Chỉ với một đoạn văn “...” trong tác phẩm “...” của nhà văn ... , người đọc cũng có thể thấy ở đó là trái tim, là linh hồn của người nghệ sĩ. Chỉ qua với một đoạn văn … đã thể hiện được …

 

2. Dạng đề phân tích nhân vật

(1) Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người.” Văn chương bắt đầu từ con người, hướng đến con người và sinh ra cũng là để phục vụ con người. Chính vì vậy, dưới ngòi bút tài hoa của mình, … đã thực hiện tốt sứ mệnh khi khắc họa hình tượng nhân vật … trong tác phẩm …

(2) Người nghệ sĩ không tìm kiếm cảm hứng từ những thứ lớn lao, kì vĩ bởi đích thực nơi hướng đến của nghệ thuật chính là con người. Sứ mệnh của người nghệ sĩ phải là nâng đỡ những điều tốt đẹp đó trong cuộc đời. Trong tác phẩm ... , … đã thực hiện tốt sứ mệnh của mình khi khắc họa hình tượng nhân vật …

(3) Con người - câu chuyện của văn chương qua bao thế kỉ vẫn luôn là câu chuyện đẹp nhất. Nhà văn Thạch Lam đã từng nói: “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” Nhà văn sinh ra với sứ mệnh cầm bút, nhưng để hoàn thành sứ mệnh ấy nhà văn phải ôm con người vào lòng. Đến với tác phẩm … của nhà văn … có thể thấy từng nét vẽ nhân vật … đều được nhà văn nâng niu, tỉ mỉ từng chút một. 

 

3. Dạng đề phân tích tình huống truyện

(1) Ai đó đã từng nói “Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh của con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Sự kết tinh của ngôn từ, sự nâng đỡ của hình thức nghệ thuật, tất cả sẽ tạo nên một tác phẩm chân chính. Để xây dựng lên một tác phẩm văn chương xuất sắc, nhà văn không thể quên một thứ vũ khí vô cùng mạnh, đó chính là tình huống truyện. … đã xây dựng lên tác phẩm … với tình huống truyện thật đặc sắc, kể về ...

(2) Không giống như hội họa những nét vẽ nghệ thuật ấy đầy màu sắc, nhưng nghệ thuật của văn chương ấy nó lại được vẽ lên bằng ngôn từ. Người nghệ sĩ cầm bút viết, họ vẽ lên cuộc đời, xây dựng lên những câu chuyện từ chính hiện thực. Thế nhưng hiện thực mà họ mang đến ảnh, phản ánh những góc nhìn khác nhau, rất hay, rất nghệ và cũng rất suy ngẫm. Một trong số những tài năng ấy chính là cách xây dựng tình huống truyện. Đến với tác phẩm .. của nhà văn … , gấp lại những trang sách người đọc sẽ không thể nào quên tình huống truyện ... 

 

4. Dạng đề phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo

(1) Ai đó đã từng nói “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” Đúng vậy, văn chương là cuộc đời. Cuộc sống đi vào văn chương, có khi đẹp thật đấy, nhưng cũng có khi lại bi thương vô cùng. Nhưng cái cuối cùng mà văn chương để lại chính là “giọt nước mắt” lóng lánh. Mang câu chuyện cuộc đời vào văn chương, … đã rất thành công khi xây dựng tác phẩm… với những giá trị sâu sắc về hiện thực và nhân đạo.

(2) Sứ mệnh của nhà văn sinh ra chính là để nâng đỡ những cái đẹp ở đời. Người nghệ sĩ cầm bút ấy họ phải thực sự hiểu đời, trân trọng từng vẻ đẹp cuộc sống, ôm ấp vào lòng mình từng câu chuyện ấy, có như vậy những trang văn của họ mới thực sự chạm đến trái tim độc giả. … vẽ lên tác phẩm … bằng ngòi bút nhân đạo, khai thác từ chính câu chuyện của hiện thực, vậy nên, đọc tác phẩm … có ai mà không thương, mà không yêu cho được. 

 

Để làm chủ bài văn, các em có thể đăng ký khóa học 10 NGÀY "CHẠY" VĂN của Học Văn chị Hiên nhé!

ĐĂNG KÍ KHOÁ HỌC TẠI ĐÂY!

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan