NHẬN ĐỊNH ĐẶC SẮC VỀ TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”

Ngày 10/12/2020 22:26:37, lượt xem: 34871

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH HAY VỀ “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”

Mỗi khi đọc "Tuyên ngôn độc lập", bản thân chị lại cảm thấy như được sống trong thời khắc lịch sử thiêng liêng của dân tộc, tại Quảng trường Ba Đình đầy nắng ấy, tất cả người dân Việt Nam là một, cùng hướng về lá cờ Cách mạng. Ngôi sao vàng tung bay trên bầu trời Ba Đình dường như còn rực rỡ hơn màu nắng tháng 9 sử thi, vì đó là ánh sáng dẫn lối cho đồng bào ta đến với tự do, độc lập, ấm no, hạnh phúc. Hôm nay chị gửi đến các bạn một số nhận định đặc sắc về tác phẩm này nha! 

1. Bác có nói: “Tôi tuy viết nhiều nhưng chưa lần nào tạo được bài viết hữu ích như lần này”

2. “Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở nơi nào, mùa xuân ở đâu, xin mời đến thăm cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hiện diện mẫu mực của một con người anh hùng của thời đại…”

(Rơ - nê Đê Pê - stre - Cu BaBa)

3. Trần Dân Tiên khẳng định: “Bản “Tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam”

4. Chế Lan Viên nhận định: “Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta như một trái táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô mà khạc cũng không ra”.

5. GS Nguyễn Đăng Mạnh phân tích “Tuyên ngôn độc lập”: Tài nghệ ở đây là dàn dựng một hệ thống lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, văn hoá lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và nhân loại.

6. Đồng chí Trường Chinh bày tỏ:”Về văn phong cách nói và cách viết của chủ tịch Hồ Chí Minh rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía và đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta. Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân.

7. Người ta gọi “Bình Ngộ đại cáo”của Nguyễn Trãi là “thiên cổ hùng văn”. Cũng có thể nói như thế về “Bản tuyên ngôn Độc lập” của chủ tịch Hồ Chính Minh.

(GS Nguyễn Đăng Mạnh)

Hy vọng những nhận định trên đây về tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ giúp các em có thêm tư liệu viết vào bài làm để bài viết được thêm phong phú hơn nha .

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Theo dõi thêm bài học thú vị, bổ ích tại: Học văn chị Hiên và Youtube Học văn chị Hiên

Tin liên quan