HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM TÁC PHẨM : ĐÒ LÈN

Ngày 20/02/2020 09:32:46, lượt xem: 1275

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM TÁC PHẨM: LÒ RÈN

Câu 1: Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?

  • Khi nhắc đến tuổi thơ hẳn ai cũng bồi hồi xúc động tưởng nhớ về một thời đẹp đẽ với bao kỉ niệm đã trôi qua. Một thời hồn nhiên ngây thơ, tâm hồn trong sáng bay theo những ước mơ màu hồng, Nhưng với Nguyễn Duy khi nhắc tới tuổi thơ là nhắc tới một thời kì cơ cực, nghèo đói do chiến tranh để lại nhưng không bởi vậy mà xóa đi kí ức tuổi thơ trong Nguyễn Duy mà nó hiện lên vẫn vừa tình cảm, tội nghiệp lại vừa đáng yêu, tinh nghịch, sự hồn nhiên của những đứa trẻ.

  • Hai khổ thơ đầu: Đó là kí ức tuổi thơ hồn nhiên, vô tư với những trò chơi nghịch ngợm của trẻ con (câu cá, bắt chim, hái trộm nhãn, níu váy theo bà đi chợ, ...). Đó là niềm say mê, mơ mộng thế giới hư ảo của tiên Phật, thánh thần (chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, tâm hồn trẻ thơ ngây ngất trước mùi thơm của hương trầm, hoa huệ, trước điệu hát văn của cô đồng, ...)

  • Ba khổ thơ tiếp: Hiện lên hình ảnh người bà trong cuộc đời thực với bao vất vả, khổ cực, gian nan. Cuộc sống nghèo khó nên phải "mò cua xúc tép", "gánh chè xanh" trĩu nặng trên vai cùng bà con xuôi ngược buôn bán khắp nơi; ăn "củ dong riềng luộc sượng" để cầm hơn qua cơn đói khát; thời chiến tranh ác liệt, nhà bà bị bom Mĩ dội bà phải đi "bán trứng ở ga Lèn"

  • Nét mới trong thơ Nguyễn Duy chính việc Nguyễn Duy không chỉ kể những kỉ niệm đẹp mà ngay cả những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ ông cũng nhắc tới và nhắc tới một cách chân thực rất sinh động “ Ăn trộm nhãn chùa Trần”. Đó là một lỗi lầm nhưng lỗi lầm có thể tha thứ hơn nữa dưới ngòi bút của Nguyễn Duy khiến người đọc càng liên tưởng tới vẻ tinh nghịch, vui nhộn của một thời từng trải qua.

Câu 2: Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?

  • Hình ảnh người bà tần tảo nuôi đứa cháu mồ côi, đã hi sinh tất cả để che chở, nuôi dưỡng cháu thành người đã được Nguyễn Duy tái hiện lại thật xúc động.

  • Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .

  • Bà là người đã vất vả, hi sinh cả cuộc đời để kiếm cho cháu bát cơm sống qua ngày, rồi càng xúc động hơn khi chiến tranh khốc liệt bà vẫn chắt chiu từng phần của dong riềng cho cháu. Một tình thương yêu bao la mà Nguyễn Duy không thể tả hết được.

  • Khi nhà thơ nghĩ về bà ngoại của mình đã thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà đối với mình cao cả như thế nào. Ông đã thể hiện tình yêu thương sự tôn kính và lòng tri ân sâu sắc đối với bà.

  • Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi

  • Câu thơ vang lên như tiếng khóc nức nở của một đứa cháu nhỏ khi đã xa quê hương đi chiến đấu đợi ngày chiến thắng trở về, vậy mà bà đã đi xa. Giọt nước mắt hối hận muộn màng, trái tim như bị thắt lại khi nhớ về bà ngoại của mình, giờ đây gương mặt bà chỉ còn hiện trong kí ức của ông và sẽ không bao giờ được gặp bà nữa. Nỗi đau ấy Nguyễn Duy không dấu được và đã nhỏ lệ trên những trang thơ của mình khiến người đọc không khỏi xúc động và đồng cảm với nỗi mất mát của nhà thơ

Câu 3: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)

  • Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt tái hiện lại những kỉ niệm thiêng liêng về tình cảm bà cháu. Tình cảm ấy được thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng.

Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà...

Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen...

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn...

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm...

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

  • Nguyễn Duy đã sử dụng thành những những thủ pháp nghệ thuật như phép đối và phép so sánh đối chiếu đã tạo nên thành công to lớn trong những vần thơ của ông.

  • Sự đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với sự cơ cực, lam lũ của người bà.

  • Sự đối lập giữa cuộc sống nghèo đói, gian khổ với tình yêu bao la rộng lớn của người bà đối với cháu.

  • So sánh tương đồng giữa hư và thực, giữa bà với Tiên, Phật, thần thánh.

  • So sánh tương phản giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh.

  • Bằng giọng điệu, lời ca chân thành, thẳng thắn Nguyễn Duy đã tạo nên được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy nghĩ đầy màu sắc về cuộc sống con người.

  • Như vậy, Nguyễn Duy đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình khi chưa đền đáp được công ơn nuôi dưỡng của bà. Đó như ăn năn hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua.

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi

---------------------------------

Tài liệu ôn thi ngữ văn THPT Quốc Gia - Học văn chị Hiên

Tin liên quan