-
VỢ NHẶT - KIM LÂN
Dạng 1: Dạng đề so sánh
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về âm thanh tiếng sáo trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và âm thanh tiếng trống thúc thuế dồn dập, vội vã trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
MB |
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai chi tiết |
TB |
- Khái quát về tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh chi tiết tiếng sáo
-
Ngày tết ở Hồng Ngài: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi,..”
-
Khi Mị uống rượu: “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi,...”
-
Khi Mị say rượu và bị A Sử trói đứng: “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi,..”
-
Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng Tây Bắc. Tiếng sáo gọi bạn, gọi người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi
-
Tiếng sáo đại diện cho tài năng của Mị. “Mị thổi sáo giỏi”, “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”
-
Tiếng sáo kêu gợi quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, “Mị vùng bước đi.”
-
Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người.
- Phân tích, chứng minh chi tiết tiếng trống thúc thuế
-
Xuất hiện ở đoạn cuối tác phẩm
-
Tiếng trống làm thay đổi khung cảnh ảm đạm: “Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen”
-
Ý nghĩa chi tiết tiếng trống:
-
Đập tan không khí ảm đạm trong bữa cơm gia đình, mở ra một tương lai đầy hy vọng
-
Phát hiện của nhân vật Thị khi biết là tiếng trống thúc thuế đó là chất xúc tác cho nhân vật Tràng hành động “Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật”
-
Tiếng trống báo hiệu sự thức tỉnh của người nông dân đi theo cách mạng để được giải phóng.
- Điểm tương đồng:
-
Hai chi tiết mang nhiều ý nghĩa
-
Hai chi tiết đều là “chất xúc tác” giúp nhân vật thức tỉnh. Ở tiếng sáo giúp Mị khơi gợi sức sống tiềm tàng còn tiếng trống thúc thuế giúp trình tỉnh ngộ đi theo cách mạng.
- Điểm khác biệt:
-
Chi tiết tiếng sáo là một quá trình nhận thức: từ nghe => nhẩm thầm bài hát => khơi gợi quá khứ tốt đẹp => khơi gợi những cuộc chơi => nhận thức được bi kịch.
-
Chi tiết tiếng trống hoàn toàn bộc phát, xuất hiện duy nhất một lần: Tràng từ thế bị động, cam chịu => chủ động, đi theo cách mạng.
-
Nguyên nhân khác nhau: do hai tác giả chọn đề tài khác nhau, do tư duy sáng tạo cũng khác nhau,...
|
KB |
Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết. |
Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài) và nhân vật thị trên đường về nhà Tràng (“Vợ nhặt” - Kim Lân) để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của các tác giả.
MB |
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai chi tiết |
TB |
- Khái quát về tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:
-
Tâm hồn: tha thiết, bổi hổi khi nghe tiếng sáo, nhẩm thầm theo lời bài hát
-
Hành động: “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”
-
Say rượu: gợi nhớ quá khứ tươi đẹp “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng”, suy nghĩ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”
-
Ý thức hoàn cảnh nghiệt ngã: “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”
-
Suy nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này! Mị sẽ ăn cho chết ngay,...” biểu hiện của lòng ham sống.
-
Hành động thắp đèn: thắp lên hy vọng của Mị
-
Hành động đi chơi: “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách,...
=> Suy nghĩ bắt đầu có chiều sâu và liên tiếp có những hành động nổi loạn, muốn thoát khỏi thực tại khắc nghiệt nhưng Mị đã bị A Sử trói đứng, vùi dập hy vọng đi chơi.
- Phân tích, chứng minh diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trên đường về nhà Tràng:
-
Cảm thấy xấu hổ: “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”, khác với một cô gái đanh đá, chua ngoa, liều lĩnh khi được mời ăn bánh đúc.
-
Về đến nhà: “Thị lặng theo hắn vào trong nhà”. “Thị đảo mắt nhìn xung quanh, nén một tiếng thở dài”
-
Hành động: khi được Tràng mời ngồi Thị e thẹn: “Ngồi mớm xuống mép giường”
=> Những hành động của nhân vật Thị cho thấy Thị ý thức về danh dự, phẩm giá. Hành trình theo Tràng về nhà là hành trình người đàn bà ấy đi tìm sự sống và nhân cách cho dù đang trong cảnh tối tăm.
- Điểm tương đồng:
-
Nhân vật Thị và Mị đều có chung nhiều trạng thái cảm xúc, đó là hành trình đi dần từ bóng tối ra ánh sáng.
-
Tâm trạng hai nhân vật còn gặp gỡ ở nỗi niềm khao khát sống, khao khát yêu đương.
- Điểm khác:
-
Trong đêm tình mùa xuân Mị bắt đầu thức tỉnh nhưng không được đón nhận, thậm chí bị A Sử bắt trói đứng.
-
Nhân vật Thị được cu Tràng đón nhận mặc dù chưa biết tương lai sẽ ra sao.
-
Nguyên nhân khác nhau: do hai tác giả xây dựng nhân vật trong những bối cảnh khác nhau, do tư duy sáng tạo riêng của mỗi nhà văn,...
|
KB |
Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết. |
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
MB |
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai hành động |
TB |
- Khái quát về tác giả, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh hành động Mị chạy theo A Phủ:
-
Ban đầu: “Mị đứng lặng trong bóng tối”. Mị chưa ý thức được phải thoát khỏi nơi địa ngục này mà phải chết thay cho A Phủ.
-
Sau đó: “Rồi Mị cũng chạy vụt ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi,...”. Ý thức sống nhen nhói, nảy nở.
-
Lời nói của Mị: “A Phủ cho tôi đi”/ “Ở đây thì chết mất”. Khao khát sống mãnh liệt, những lời nói từ tận đáy lòng muốn thoát khỏi thực tại khắc nghiệt
-
Chạy theo A Phủ là một hành động chủ động, được phát triển cao độ nhất trong ý thức của nhân vật Mị
-
Chạy theo A Phủ cũng là đi tìm sự sống, đi tìm hạnh phúc. Khát vọng trong đêm tình mùa xuân đến đây được hiện thực hóa.
- Phân tích, chứng minh hành động thị theo không Tràng về làm vợ
-
Sau những lời nói đùa của Tràng, Thị theo Tràng về thật. Hành động này, ban đầu chúng ta có thể hiểu là bộc phát, không suy nghĩ.
-
Nhìn nhận kĩ lưỡng đây là một hành động có chủ đích: Thị khao khát được yêu thương như bao người khác.
-
Hành động bám víu vào sự sống, theo Tràng sẽ có miếng ăn hơn là phải nhặt “hạt rơi, hạt vãi ở kho thóc”. Ý thức cao độ về sự sống, khao khát sống mãnh liệt.
-
Hai hành động của Thị và Mị đều có chung đặc điểm đó là khao khát sống, khao khát hạnh phúc mãnh liệt.
-
Thể hiện sự ý thức cao độ về hoàn cảnh thực tại và buộc phải có hành động giải thoát.
- Điểm khác:
-
Để có được hành động chạy theo A Phủ, nhân vật Mị đã có một quá trình phát triển tâm lí
-
Hành động Thị theo không Tràng về làm vợ là một thoáng suy nghĩ bộc phát
-
Nguyên nhân khác nhau: do hai tác giả xây dựng nhân vật trong những bối cảnh khác nhau, do tư duy sáng tạo riêng của mỗi nhà văn,...
|
KB |
Khái quát lại vấn đề, cảm nhận của người viết. |
Đề 4: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:
“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...”
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai chi tiết
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh đoạn kết Chí Phèo:
-
Nỗi ám ảnh về sự đen tối và bế tắc của người nông dân trong xã hội bất công khi chưa có ánh sáng cách mạng. Ở đó tình trạng người nông dân bị bọn cường hào ác bá đẩy vào “bước đường cùng”. Người nông dân lương thiện bị bỏ rơi như đứa bé từng bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ.
-
Nông thôn Việt Nam ngày ấy tan hoang chẳng khác gì cái lò gạch bị bỏ hoang.
-
Hiện thực đó có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến trước đã tiếp tay cho bọn ác bá giày xéo nông dân.
-
Thể hiện cái nhìn xót xa của nhà văn đối với tương lai đen tối của người nông dân.
- Phân tích, chứng minh đoạn kết Vợ nhặt:
-
“Đám người đói” vẫn đang là hiện thực.
-
“Lá cờ đỏ bay phấp phới” gợi ra một thứ ánh sáng cao đẹp là cách mạng sẽ xua tan bóng tối của hiện thực đói khát ấy.
-
Vượt qua hiện thực đen tối của nạn đói, nhân vật có cái nhìn tin tưởng về phía tương lai.
-
Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang đưa nhân dân đến bến bờ tươi sáng.
- Điểm tương đồng:
-
Truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều thể hiện ánh nhìn nhân đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội cũ.
-
Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân, phong kiến, phát xít.
-
Cả hai nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật.
- Điểm khác:
-
Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không được cách mạng soi sáng.
-
Người nông dân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” dạt dào niềm tin vào tương lai vì có hình ảnh cách mạng xuất hiện.
-
Nguyên nhân khác nhau: do hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau Chí Phèo (in 1941), Vợ nhặt (in 1962) nên góc nhìn có sự khác biệt. Do bút pháp khác: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Kim Lân viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa.
|
KB
|
|
Đề 5: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về tình cảnh những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và những cảnh ngộ của người nông dân trong mỗi tác phẩm.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh khám phá riêng Chí Phèo:
-
Điển hình cho người nông dân nghèo, bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào con đường lưu manh hóa, bị hủy hoại nhân hình và cả về nhân tính
-
Khi thức tỉnh, Chí Phèo khao khát hoàn lương nhưng bị xã hội cự tuyệt. Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt dẫn đến cái chết đầy bi phẫn.
-
Xưa, Chí Phèo vốn là anh canh điền hiền lành và có khát vọng chân chính
-
Dù bị lưu manh hóa nhưng bản chất lương thiện của Chí Phèo vẫn âm ỉ cháy.
- Phân tích, chứng minh khám phá riêng Vợ nhặt:
-
Yêu đời, tâm hồn luôn trẻ trung
-
Đầy ắp tình thương, khao khát yêu đương, khao khát có một gia đình trọn vẹn và anh ta đã thực hiện được
- Điểm khác:
-
Chí Phèo bị cự tuyệt và dẫn đến cái chết bi thương. Nhân vật cu Tràng tìm được hạnh phúc, đi theo lí tưởng cách mạng.
-
Nguyên nhân khác nhau: do hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau Chí Phèo (in 1941), Vợ nhặt (in 1962) nên góc nhìn có sự khác biệt. Do bút pháp khác: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Kim Lân viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa.
|
KB
|
|
Đề 6: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao và chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm “Vợ nhặt” - Kim Lân.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn hai chi tiết
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh chi tiết bát cháo hành:
-
Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.
- Ý nghĩa chi tiết
-
Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo
-
Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng
-
Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí: gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
-
Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
-
Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
- Phân tích, chứng minh chi tiết nồi cháo cám
- Ý nghĩa chi tiết
-
Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.
-
Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ: Bà cụ Tứ gọi cháo cám là ” chè khoán”, bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con => là người mẹ nhân hậu, thương con, và có tinh thần lạc quan. Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Chứng tỏ, Thị không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
+ Về nghệ thuật:
-
Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật,
-
Thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
- Điểm tương đồng: Cả 2 hình ảnh là biểu tượng của tình người:
-
Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.
-
Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.
- Điểm khác:
-
Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng.
-
Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng.
-
Nguyên nhân khác nhau: do hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau Chí Phèo (in 1941), Vợ nhặt (in 1962) nên góc nhìn có sự khác biệt. Ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng: Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng
|
KB
|
|
Đề 7: Trong tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao, bà cô Thị Nở nói: “Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.
Trong tác phẩm “Vợ nhặt” - Kim Lân, bà cụ Tứ nói: “Thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”.
Cảm nhận của anh/chị về hai chi tiết trên.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh câu nói bà cô Thị Nở
-
Bà cô Thị Nở là người đỡ đầu cho Thị Nở đã từ chối quyền hạnh phúc của Chí Phèo cũng như quyền hạnh phúc của cháu mình.
-
Bà cô Thị Nở đại diện cho cái định kiến hà khắc của xã hội, định kiến cổ hủ, tàn khốc, là sợi dây thòng lọng vô hình, giết chết bao người.
- Phân tích, chứng minh câu nói bà cụ Tứ
-
Bà cụ Tứ là mẹ cu Tràng chấp nhận, đồng ý quyền hạnh phúc của con trai cũng như người phụ nữ kia.
-
Bà cụ Tứ là đại diện cho người mẹ Việt Nam giàu lòng vị tha, giàu lòng yêu thương con cái.
- Điểm giống:
- Điểm khác
-
Hai câu nói cho ra hai kết quả khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau của hai nhân vật bà cô Thị Nở và bà cụ Tứ.
-
Nguyên nhân khác nhau: do hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau nên góc nhìn có sự khác biệt. Ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng: Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
|
KB
|
|
Dạng 2: Nghị luận ý kiến bàn về truyện ngắn.
Đề 1: Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân: “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”
(Dẫn theo Hoài Việt - Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
Trình bày cảm nhận của anh/chị về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn nhận định
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Giải thích ý kiến
- Phân tích, chứng minh bóng tối trong Vợ nhặt
-
Bóng tối trong truyện ngắn Vợ nhặt chính là bức tranh hiện thực chết chóc, nghèo đói, tuyệt vọng của nạn đói năm 1945 bủa vây lấy người nông dân.
-
Khung cảnh đầy “chết chóc” về nạn đói khủng khiếp năm 1945: với cảnh người đói bồng bế, dắt dìu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma, và sau đó là người chết như ngả rạ, không khí vẩn lên mùi gây của xác người, rồi mùi đốt đống rơm ở những nhà cỏ người chết theo gió thoảng vào khét lẹt và tiếng thở khóc tỉ tê trong đêm khuya,...
-
Thời gian, không gian ám ảnh: một buổi chiều tối sầm lại vì đói khát giữa những năm tháng người chết như ngả rạ thi thoảng lại thấy từng đợt người bồng bế, dắt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma. Sáng nào đi chợ hay làm đồng người ta cũng bắt gặp hình ảnh ba bổn cải thây nằm còng queo bên đường... Tiếng quạ kêu ma quái, mùi đổng rơm đốt từ những nhà có người chết xen lẫn với mùi không khí.
-
Trong gia đình Tràng thi bà cụ Tứ già lão không làm được gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đĩ, hơi con mắt trũng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên... số phận của họ có khác gì cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại và bữa cơm ngày đói với nồi cháo cám đẳng chát và nghẹn bứ trong cổ...
- Phân tích, chứng minh những tia sáng trong vợ nhặt
-
Chính lòng khát sống, tình yêu thương, sự cưu mang đùm bọc mà những con người nghèo khổ, cùng đường như Tràng, như bà cụ Tứ dành cho người đàn bà xa lạ “thị”... ấy là “những tia sáng ấm lòng”, là điểm sáng đáng quý nhất trên cái hiện thực đen tối bao trùm lấy tác phẩm.
-
Anh cu Tràng: giàu tình thương người và khát vọng hạnh phúc. Từ trên bờ vực thẳm của cái chết, Tràng đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sống đích thực và cao đẹp.
-
Thị, khi trở thành vợ Tràng đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo,...
-
Bà cụ Tứ: Tình thương yêu, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu. Bà khóc vì thương con trai và con dâu, bà “mừng lòng”, bà hi vọng cũng vì thương chúng nó. Tình thương ấy dồn vào câu nổi từ đáy lòng bà: Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá. Vượt lên tình thương con - nhất là đối với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới đó là tình thương yêu của những người nghèo khổ. Bà gọi thị là “con”, tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt...
- Đánh giá ý kiến: Nhận định đề cập đến hai giá trị to lớn của tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Trong đó, nhấn mạnh và khẳng định giá trị nhân đạo to lớn... Chính giá trị nhân đạo sâu sắc đó khiến cho tác phẩm có sức sống lâu bên trong dòng chảy văn học nước nhà.
|
KB
|
|
Đề 3: Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân), nhà giáo Đỗ Kim Hồi nhận xét:
“Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới ngòi bút Kim Lân”.
Anh/ chị có đồng ý với nhận xét trên hay không? Hãy trình bày ý kiến của anh/ chị?
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề, có trích dẫn nhận định
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Giải thích ý kiến: Đây chính là tình huống truyện độc đáo của câu chuyện Vợ nhặt.
- Phân tích, chứng minh luận điểm “Cuộc đời éo le”
-
Bối cảnh của câu chuyện là nạn đói khủng khiếp do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây ra đầu năm Ất Dậu làm hơn hai triệu đồng bào miền Bắc nước ta bị chết đói.
-
Tính chất éo le và thương tâm trước hết bộc lộ ngay ở nhan đề của câu chuyện: “Vợ nhặt”. Thường thì người ta chỉ nhặt những đồ vật bị bỏ rơi chứ không ai lại đi nhặt…vợ! Ấy vậy mà anh cu Tràng, một nông dân xấu trai, dở hơi, lại là dân ngụ cư (vốn bị khinh rẻ), đang ế vợ, mà giữa lúc đói kém lại nhặt được vợ, nghĩa là có một cô vợ theo không chứ chẳng cần phải cưới cheo gì.
-
Tình huống truyện càng éo le và thương tâm hơn nữa khi cái đám cưới lẽ ra là để mang lại niềm vui hạnh phúc cho con người thì nay chỉ mang lại cho họ những lo âu thấp thỏm, bởi nó diễn ra ngay trong sự rình rập nghiệt ngã của cái đói, cái chết.
- Phân tích, chứng minh luận điểm “nhân hậu đầy ắp tình người”
-
Nhân vật Tràng: “đèo bòng” Thị ngay cả khi biết rằng bản thân mình cũng không nuôi nổi.
-
Nhân vật Thị: từ một người con gái đanh đá, cong cớn bỗng trở thành một nàng dâu hiền thục, hiếu thảo,...
-
Nhân vật bà cụ Tứ: Tình thương yêu vô bờ đối với con trai và con dâu. Bà khóc vì thương con trai và con dâu, bà “mừng lòng”, bà hi vọng cũng vì thương chúng nó. Tình thương ấy dồn vào câu nổi từ đáy lòng bà: Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá. Vượt lên tình thương con - nhất là đối với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới đó là tình thương yêu của những người nghèo khổ. Bà gọi thị là “con”, tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt...
- Đánh giá ý kiến: Chúng ta đồng tình với nhận xét của nhà giáo Đỗ Kim Hồi về tác phẩm Vợ nhặt: “Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới ngòi bút Kim Lân”. Thật vậy, đằng sau những tình tiết éo le, những hình ảnh ảm đạm về nạn đói khủng khiếp, tác phẩm Vợ nhặt thấm đượm một tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả, tạo được sức hấp dẫn lớn trong lòng người đọc.
|
KB
|
|
Dạng 3: Phân tích truyện ngắn hoặc các chi tiết trong truyện.
Đề 1: Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật thị.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Phân tích, chứng minh:
-
Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
-
Trước sự bàn tán của người dân xóm ngụ cư chị ta dù không thoải mái nhưng cũng chỉ dám lầm bầm trong miệng.
-
Trước ngôi nhà lụp xụp của mẹ con anh Tràng, dù thất vọng nhưng cố nén thất vọng trong tiếng thở dài cố nén, trong ánh mắt tối lại.
-
Chủ động làm quen, buổi sáng đầu tiên về nhà chồng chị ta cũng chủ động dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, chuẩn bị mâm cơm gia đình.
- Đánh giá:
-
Nội dung: Nhân vật thị vẻ ngoài nhếch nhác, chỏng lỏn ấy lại là người đàn bà biết điều, một người phụ nữ hiền hậu, một người vợ đúng mực.
-
Nghệ thuật: miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật,...
|
KB
|
|
Đề 2: Phân tích chuyển biến tâm trạng nhân vật anh cu Tràng.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Phân tích, chứng minh:
-
Thân phận nhân vật Tràng: Xuất thân: là dân ngụ cư, lép vế. Gia cảnh: nghèo khó tận cùng, tài sản vẻn vẹn là ngôi nhà rúm ró, chiếc áo nâu tàng. Nghề nghiệp: kéo xe bò thuê kiếm sống. Ngoại hình: xấu xí với chiếc áo nâu tàng, đầu trọc lốc, mắt gà gà, thân hình to lớn thô kệch. Tính cách: dở hơi => Tràng là một gã trai nghèo khổ tận cùng theo đúng “mười phần mất cả mười”.
-
Cách chọn vợ đại khái: “Chợn” (sợ). Nhưng rồi tặc lưỡi “chậc” (kệ) => Một sự táo bạo liều lĩnh, đánh cuộc với cái đói để đi đến hạnh phúc đời thường.
-
Cảm giác tự đắc, niềm vui, hồi hộp, nhưng vẫn sống và sống trong cảm giác nghi hoặc: Trên đường đưa vợ về nhà (tự đắc, niềm vui). Khi vợ vào nhà (hồi hộp nhưng vẫn lấy lại được sự bình tĩnh cần thiết, nghi hoặc)
-
Sự tự ý thức về hạnh phúc: “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”….”Hắn xăm xăm chạy ra….căn nhà”. Phân tích từ “nên người” và “xăm xăm” => Hành động nhanh, mạnh, quyết định, thể hiện sự chủ động của Tràng.
-
Những dự cảm đổi đời: Phân tích câu cuối cùng và hình ảnh lá cờ.
- Đánh giá:
-
Nội dung: Nhân vật Tràng vẻ ngoài xấu xí nhưng có một trái tim yêu thương ấm áp. Đặc biệt Tràng tự ý thức rất rõ về hoàn cảnh bế tắc nhưng vẫn chia sẻ tình thương, tự nhận ra được bản thân trưởng thành và phải đi theo cách mạng.
-
Nghệ thuật: miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật,...
|
KB
|
|
Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Phân tích, chứng minh:
-
Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn
-
Khi làm về, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u. Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”..”Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra
-
Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ, bà nghĩ đến chồng, đến con gái trở nên buồn hơn
-
Vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con
-
Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo, túng quẫn. Bà không biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ
-
Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nỗi khó khăn này.
-
Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn như thế nào
-
Bà chỉ biết khuyên con, khuyên dâu thương nhau, vượt qua khó khăn
-
Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình
-
Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”
-
Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu
-
Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn.
- Đánh giá:
-
Nội dung: Nhân vật bà cụ Tứ là người mẹ thương con, vị tha, lạc quan, có lòng thương người sâu sắc, biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ Việt Nam.
-
Nghệ thuật: miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật,...
|
KB
|
|
Đề 4: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Giải thích: giá trị hiện thực và nhân đạo
- Phân tích, chứng minh luận điểm giá trị hiện thực”
-
Bối cảnh của câu chuyện là nạn đói khủng khiếp do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây ra đầu năm Ất Dậu làm hơn hai triệu đồng bào miền Bắc nước ta bị chết đói.
-
Tình huống truyện éo le và thương tâm khi cái đám cưới lẽ ra là để mang lại niềm vui hạnh phúc cho con người thì nay chỉ mang lại cho họ những lo âu thấp thỏm, bởi nó diễn ra ngay trong sự rình rập nghiệt ngã của cái đói, cái chết.
- Phân tích, chứng minh luận điểm “giá trị nhân đạo”
-
Cuộc gặp gỡ giữa Thị, Tràng và bà cụ Tứ là một dẫn chứng điển hình cho giá trị nhân đạo đầy ắp tình người
-
Kim Lân đồng cảm với số phận những người nông dân cùng cực, nghèo khổ
-
Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Thị, Tràng, Bà cụ Tứ
-
Lên tiếng tố cáo sâu sắc hiện thực xã hội lúc bấy giờ
- Đánh giá
-
Thật vậy, đằng sau những tình tiết éo le, những hình ảnh ảm đạm về nạn đói khủng khiếp, tác phẩm Vợ nhặt thấm đượm một tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả, tạo được sức hấp dẫn lớn trong lòng người đọc.
-
Nghệ thuật: miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật,...
|
KB
|
|
Đề 5: Nêu những đặc sắc trong tình huống truyện trong tác phẩm. Từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con người và xã hội đương thời.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Giải thích: tình huống truyện
- Phân tích, chứng minh
-
Tình huống truyện cuộc gặp gỡ éo le, thương tâm giữa Thị, Tràng và bà cụ Tứ
-
Tính chất éo le và thương tâm trước hết bộc lộ ngay ở nhan đề của câu chuyện: “Vợ nhặt”. Thường thì người ta chỉ nhặt những đồ vật bị bỏ rơi chứ không ai lại đi nhặt…vợ! Ấy vậy mà anh cu Tràng, một nông dân xấu trai, dở hơi, lại là dân ngụ cư (vốn bị khinh rẻ), đang ế vợ, mà giữa lúc đói kém lại nhặt được vợ, nghĩa là có một cô vợ theo không chứ chẳng cần phải cưới cheo gì.
-
Một cái đám cưới lẽ ra là để mang lại niềm vui hạnh phúc cho con người thì nay chỉ mang lại cho họ những lo âu thấp thỏm, bởi nó diễn ra ngay trong sự rình rập nghiệt ngã của cái đói, cái chết.
- Nhận xét về thái độ nhà văn
-
Đối với con người: Kim Lân đồng cảm với số phận những người nông dân cùng cực, nghèo khổ. Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Thị, Tràng, Bà cụ Tứ
-
Đối với xã hội đương thời: Lên tiếng tố cáo sâu sắc hiện thực xã hội lúc bấy giờ.
- Đánh giá
-
Nội dung: Thật vậy, đằng sau những tình tiết éo le, những hình ảnh ảm đạm về nạn đói khủng khiếp, tác phẩm Vợ nhặt thấm đượm một tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả, tạo được sức hấp dẫn lớn trong lòng người đọc.
-
Nghệ thuật: miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật,...
|
KB
|
|
Đề 6: Đọc “Vợ nhặt”, không ai quên được hình ảnh nồi cháo cám của bà cụ Tứ ở cuối truyện. Anh (chị) hãy viết lời bình về chi tiết nghệ thuật đặc sắc này của Kim Lân.
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Giải thích: chi tiết nghệ thuật
- Phân tích, chứng minh
-
Chi tiết “nồi cháo cám” là một bi kịch đã nói lên tất cả nỗi cơ cực, đường cùng của những nạn nhân năm 1945, giữa nạn đói thực sự thê thảm: “giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành”
-
Chi tiết “nồi cháo cám” là nồi cháo cứu đói, bởi những nhân vật trong chuyện không còn sự lựa chọn nào khác.
-
Chi tiết “nồi cháo cám” là nồi cháo yêu thương, nồi cháo đong đầy tình mẹ và nồi cháo của sự yêu thương và lòng vị tha. Người đọc sẽ thấy được rằng giữa cái đói nghèo cùng cực nhưng tình người vẫn luôn bất diệt, luôn vĩnh cửu
- Đánh giá
-
Chi tiết “nồi cháo cám” vừa có giá trị hiện thực sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo, chạm đến trái tim người đọc.
-
Bên cạnh đó, “nồi cháo cám” còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng người mẹ nghèo thực sự đáng trân trọng. Dù đói khổ nhưng bà cụ Tứ luôn dành những yêu thương, những ân cần sâu sắc nhất đối với con.
-
Ngoài giá trị nội dung thì chi tiết "nồi cháo cám" còn mang giá trị nghệ thuật, bởi đây là một chi tiết nghệ thuật, tự bản thân của hình ảnh đó đã mang giá trị trong mình, khiến cho cả câu truyện ngắn trở nên tươi đẹp và ấm áp hơn trong cảnh đói nghèo, chết chóc.
|
KB
|
|
Đề 7: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người “vợ nhặt” (“Vợ nhặt” - Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2) qua hai chi tiết trên? Qua đó, anh/chị hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật?
Bố cục
|
Nội dung
|
MB
|
- Dẫn dắt, nêu vấn đề
|
TB
|
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, HCST
- Phân tích, chứng minh: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.”
=> Hành động đó cho thấy: Thị là người trơ trẽn, cái đói đã làm mất không chỉ nhân hình mà cả nhân tính, phẩm giá của nhân vật, làm mất đi cái duyên dáng, tế nhị của một người phụ nữ. Những hành động đó cũng cho thấy thị là người có khao khát sống mãnh liệt, dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực nhưng khao khát được sinh tồn vẫn chưa lúc nào thôi cháy bỏng.
- Phân tích, chứng minh: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
=> Hành động lần này cho thấy sự lo lắng và buồn bã vì hoàn cảnh cuộc sống vẫn không thay đổi. Nhưng ngay sau đó người vợ nhặt lấy lại tinh thần, điềm nhiên đưa bát cháo khoán vào miệng ăn ngon lành. Điều đó chứng minh Thị chấp nhận hiện thực và vẫn luôn có niềm tin vào tương lai, chấp nhận sự gánh vác, sẻ chia với gia đình mới của mình. Qua hình ảnh này Kim Lân cũng khéo léo thể hiện tấm lòng đồng cảm, thị hiểu tấm lòng của người mẹ nghèo đối với mình.
- Đánh giá
-
Nhìn chung qua việc miêu tả những cử chỉ, hành động cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn Kim Lân.
-
Kim Lân thể hiện tình yêu, niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả với người phụ nữ.
|
KB
|
|