SOẠN VĂN 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU | "CHIẾU DỜI ĐÔ" - LÍ CÔNG UẨN (BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Ngày 13/06/2024 16:48:44, lượt xem: 286

1. Chuẩn bị

Yêu cầu:

- Đọc trước văn bản Chiếu dời đô; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lý Công Uẩn giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

- Đọc đoạn văn sau để hiểu bối cảnh ra đời của bài chiếu.

Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Việc dời đô và lựa chọn kinh đô mới, đổi tên Đại La thành Thăng Long cho thấy tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chính trị sáng suốt của nhà vua. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình.

Trả lời:

– Tác giả: Lý Công Uẩn (974 – 1028) tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông là người mưu trí, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

– Bối cảnh ra đời bài chiếu: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ dự tính dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Thành Phố Hà Nội thời nay).

 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

 

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thật thịnh vượng, mở ra được tương lai lâu bền cho những thế hệ sau.

 

Câu 2: Chú ý nguyên nhân của việc dời đô.

Trả lời:

- Hai nhà Đinh, Lê không chịu dời đô khiến triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi.

 

Câu 3: Thành Đại La có lợi thế như thế nào?

Trả lời:

Những lợi thế của thành Đại La:

- Là nơi Cao Vương từng định đô.

- Về địa lí: trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương, vừa có sông vừa có núi, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được lụt lội, chật chội.

- Về phong thủy: thế rồng cuộn hổ ngồi.

- Về sự giàu có: muôn vật phong phú, tốt tươi.

- Về chính trị: là nơi tụ hội trọng yếu của đất nước.

 

Câu 4: Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Ở câu kết của bài chiếu vừa là ban bố một quyết định vừa là lời phủ dụ yên dân, khiến ý nguyện của nhà vua cũng được trăm họ đồng tình ủng hộ. Khoảng cách giữa bậc quân vương và nhân dân trăm họ dường như đã được thu ngắn lại bởi có cùng chung một quyết tâm xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

 

Câu 1: Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?

Trả lời:

- Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010).

- Chiếu là một thể loại chỉ các bậc vua chúa mới được sử dụng trong những sự kiện lịch sử đặc biệt. Việc dời đô là 1 sự kiện trọng đại của đất nước và dân tộc nên nhà vua dùng chiếu để truyền đạt mệnh lệnh của mình là đúng đắn, phù hợp.

 

Câu 2: Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.

Trả lời:

- Việc dời đô là cần thiết. Các vị vua đời trước đã nhiều lần dời đô.

- Việc dời đô xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc chứ không phải từ ý định chủ quan của nhà vua.

- Lý Công Uẩn muốn “đóng đô ở nơi trung tâm” đất nước, “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”, để cho “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”,…

- Việc 2 nhà Đinh, Lê không chịu dời đô đã khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi”.

→ Dời đô là thuận theo ý trời và lòng dân.

 

Câu 3: Trong phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Trả lời:

- Lí lẽ và bằng chứng khách quan có trong lịch sử một cách thuyết phục:

+ Trước hết, đưa ra bằng chứng về việc các triều đại trong lịch sử đã dời đô” vua Bàn Canh 5 lần, vua Thành Vương nhà Chu 3 lần.

+ Việc dời đô xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, muốn “đóng đô ở nơi trung tâm” đất nước, “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”,...

+ Chỉ ra tác hại của 2 nhà Đinh, Lê không chịu dời đô.

+ Chỉ ra bằng chứng về lợi thế của thành Đại La trên nhiều phương diện.

+ Từ đó Lý Công Uẩn đưa ra ý kiến mang tính quyết định của mình trên cơ sở đồng thuận của mọi người.

 

Câu 4: Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?

Trả lời:

- Quan hệ giữa lí trí và tình cảm: quan hệ gắn bó, tương hỗ. Biểu hiện:

+ Là vua của một nước, có đủ mọi quyền hành nhưng vẫn bàn luận với quần thần về quyết định quan trọng của mình với thái độ dân chủ, tôn trọng người khác trên cơ sở vì quyền lợi chung của dân tộc. Tác giả viết bài chiếu với thái độ nhã nhặn, tình cảm, cùng quần thần thảo luận để đi đến quyết định hợp tình, hợp lí.

+ Phân tích mọi lẽ thiệt hơn về việc dời đô, thể hiện quan điểm dứt khoát của mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.

+ Sau khi phân tích thấy rõ lợi ích của việc dời đô về Đại La, nhà vua hỏi ý kiến mọi người với thái độ tin tưởng và sự sáng suốt của họ: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

+ Thái độ cầu thị, dân chủ của bậc quân vương đã thuyết phục mọi người cả về lí và tình.

+ Mọi suy nghĩ và hành động của Lý Công Uẩn là vì đất nước, cuộc sống của muôn dân nên được đa số quần thần và người dân ủng hộ.

 

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô.

Trả lời:

Việc dời đô của Lý Công Uẩn từ Hoa Lư, Ninh Bình về thành Đại La, Hà Nội ngày nay mang một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Dời đô và lựa chọn kinh đô mới đã cho thấy tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chính trị sáng suốt của Lý Công Uẩn, mở ra một thời kì huy hoàng trong lịch sử dân tộc kinh đô Thăng Long, đem lại cho đất nước một tương lai phát triển rực rỡ, tạo cơ sở cho Đại Việt trở thành một quốc gia hùng mạnh. Việc làm của Lý Công Uẩn chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập tự cường.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan