Đăng Ký Học
Ngày 28/10/2022 17:01:58, lượt xem: 2944
Phân tích thơ Hai-cư
Thơ Hai-cư xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII và thịnh hành vào thời kỳ Ê-đô những năm 1603 - 1867, mang đậm hơi thở của Thiền tông, in đậm dấu ấn của thế giới u huyền, thoát tục, đồng thời chứa đựng những bức tranh thiên nhiên rộng lớn với những âm thanh màu sắc đặc trưng cho bốn mùa, được thể hiện dưới một hình thức ngắn gọn, cô đọng. Chỉ với 17 âm tiết nhưng thơ Hai-cư lại chứa đựng những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Nhà thơ Ta-go đã từng nhận xét về thơ Hai-cư “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”, Với lối viết ngắn gọn, súc tích, các nhà thơ muốn người đọc tự vẽ ra những suy nghĩ, những cảm nhận khi đọc những bài thơ thuộc về thể loại này.
Có ai đó đã từng nói: “Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại”. Thật vậy, thơ ca khai sinh từ đời sống và nuôi dưỡng, giáo dục con người theo đúng nghĩa nhân văn của nghệ thuật. Thế nhưng thơ ca cũng không thể chết trên trang giấy, những con chữ ấy không thể là cái xác khô yên phận trên những dòng kẻ, để lại nơi tâm hồn con người ta sự đen tối, độc hại mà phải biết cách dùng cái tinh xảo của ngôn từ để làm rung động những trái tim đã đọc, đang đọc. Và phải chăng những điều ấy thật đúng với thơ Hai-cư của Nhật Bản - thể thơ ngân vang mãi trong lòng người dân xứ sở hoa anh đào mà trong đó không thể không kể đến nhà thơ Ba-sô với những vần thơ:
“Trên cành khô
chim quạ đậu
chiều thu”
Thơ Hai-cư xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII và thịnh hành vào thời kỳ Ê-đô những năm 1603 - 1867, mang đậm hơi thở của Thiền tông, in đậm dấu ấn của thế giới u huyền, thoát tục, đồng thời chứa đựng những bức tranh thiên nhiên rộng lớn với những âm thanh màu sắc đặc trưng cho bốn mùa, được thể hiện dưới một hình thức ngắn gọn, cô đọng. Chỉ với 17 âm tiết nhưng thơ Hai-cư lại chứa đựng những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Nhà thơ Ta-go đã từng nhận xét về thơ Hai-cư “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”, Với lối viết ngắn gọn, súc tích, các nhà thơ muốn người đọc tự vẽ ra những suy nghĩ, những cảm nhận khi đọc những bài thơ thuộc về thể loại này.
Đặt chân khám phá Nhật Bản là đến với vẻ đẹp lãng mạn của những cánh hoa anh đào đung đưa trong gió, với những thiếu nữ duyên dáng trong tà áo Ki-mô-nô - trang phục truyền thống của Nhật Bản, với những nét văn hóa về trà đạo, kiếm đạo,...Không chỉ vậy, chúng ta sẽ được đắm chìm trong những trang tiểu thuyết dài hàng nghìn trang nhưng lại khiến ai đọc rồi cũng sẽ nhớ với những vần thơ Hai-cư gắn liền với tên tuổi của các tác giả nổi tiếng như Ba-sô, Chi-yô,..
ĐỌC THÊM SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ - PHÂN TÍCH QUA THẦN TRỤ TRỜI
Ba-sô là một danh sĩ lỗi lạc thời kỳ Ê-đô của Nhật Bản. Thơ ông là sự hòa quyện hài hòa giữa thiên nhiên và tấm lòng của người thi sĩ nhẹ nhàng, bình dị mà trong sáng, gần gũi. Ông có những tác phẩm thơ Hai-cư nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn vươn tầm ra cả thế giới. Những bài thơ ấy đều tiêu biểu cho hồn thơ của người thi sĩ này.
Bài thơ trên của nhà thơ Ba-sô nếu như chỉ đọc qua thì chắc chắn người ta sẽ hình dung đó là một bức tranh thủy mặc với gam màu buồn, lạnh lẽo. Ba-sô sử dụng quý ngữ chiều thu cùng với cành khô gợi sự trơ trụi, không có sự đâm chồi nảy lộc, Hình ảnh “cành cây khô”, “chim quạ” có lẽ đã gợi nhắc cho con người về sự u ám của bức tranh đó. Dường như những hình ảnh trong bài thơ này đều cho thấy một “chiều thu buồn”. Phải chăng thu về lá cây như trút hết khỏi cành chỉ để lại sự gầy guộc khẳng khiu vô cùng. Nó như chừa lại chỗ đứng cho chim quạ với cái màu đen tuyền và con mắt sắc lẹm. Một chiều thu sầu buồn, vắng lặng khiến cho tâm trạng của con người cũng cảm thấy u hoài. Mặt khác, bài thơ không chỉ là nỗi buồn mà còn là sự tương phản giữa màu đen của con quạ nhỏ xíu và màn đêm rộng lớn khiến con người cảm thấy nhỏ bé trước không gian bao la. Chỉ với vài nét phác họa đơn giản nhưng bài thơ tạo nên sức ám ảnh kì lạ cho độc giả, tác động mạnh mẽ cho người đọc. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng bút pháp chấm phá gợi hơn tả để vẽ ra bức tranh thiên nhiên đơn sơ mà sâu thẳm.
Nếu chỉ lướt qua những con chữ, có lẽ độc giả sẽ tưởng vạn vật bất động, thời gian ngừng trôi. Nhưng nếu cảm nhận sâu sẽ thấy thời gian như đang lướt qua cánh quạ ấy, qua cành cây ấy trong buổi chiều ấy. Và phải chăng chính con quạ, cành cây, buổi chiều kia cũng đang hòa linh hồn vào nhau rồi hòa vào vũ trụ vô cùng rộng lớn kia. Vì vậy, bài thơ này khiến tâm hồn ta tưởng như đang trống không mà hòa vào đất trời, để cảm, để nghe hơi thở của mình giữa dòng thời gian trôi chảy. Bài thơ như đưa ra lời khuyên con người hãy sống chậm lại, hãy trân trọng khoảnh khắc hiện tại, hãy nghe thấy tiếng lòng của mình để hiểu bản thân hơn.
Hai-cư tuy ngắn nhưng lại mang lại những cảm xúc khó tả cho người đọc, mang lại khoảng không để người đọc tự tạo những bức tranh riêng theo ý nghĩ của mình. Đọc thơ Hai-cư, đặc biệt là đọc thơ Ba-sô, ta như được đắm mình trong thế giới thiên nhiên, trong cái đẹp, cái nhẹ nhàng, tinh tế. Cùng với tác giả, người đọc trở thành những người bạn đồng hành sáng tạo và lý thú trong hành trình chinh phục cái đẹp của Hai-cư.
ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan