Đăng Ký Học
Ngày 07/05/2020 11:48:59, lượt xem: 3455
Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang
1. Màu sắc cổ điển
Màu sắc cổ điển đậm đà, in dấu ấn toàn diện tạo nên vẻ độc đáo của một bài Thơ mới.
a) Cổ điển ở nhan đề
Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán. “Tràng” (một âm đọc khác của “trường”) gợi sự cổ
kính; “giang” là tên chung để chỉ các dòng sông. Hai chữ này gợi không gian cổ kính, trang
trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ câu thơ nổi tiếng của Lý Bạch: “Duy kiến Trường
Giang thiên tế lưu” (Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời) (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng).
b) Cổ điển ở lời đề từ
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Trời rộng gợi cảm giác vê’ sự vô biên của vũ trụ. Sông dài tạo ấn tượng về cái vô cùng của
không gian. Trời rộng và sông dài mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của con
người cô đơn, bé nhỏ trước cái mênh mang, bất tận của trời đất. Tâm trạng này từng được
diễn tả một cách sâu sắc trong những vần thơ cô đọng, đầy ám ảnh của Trần Tử Ngang trong
Đăng U Châu đài ca:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế
hạ
(Người trước không thấy
ai
Người sau thì chưa tới
Ngẫm trời đất thật vô
cùng
Một mình xót xa mà rơi
lệ)
c) Cổ điển ở tứ thơ sóng đôi
Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi:
Có dòng “tràng giang” thuộc vê’ thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và dòng
“tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen
thuộc của Đường thi.Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ
thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : “nước”, “con nước”,
“dòng”... Thông điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợi’ “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh” “bãi vàng”...
Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều
thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp điệp); gió đầy tử khí: “đìu
hiu”; bến sông cô đơn vắng vẻ: “bến cô liêu”; nước với nỗi buồn trải khắp không gian: “sầu trăm
ngả”.
d) Cổ điển ở nghệ thuật đối
Màu sắc cổ điển còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối của Đường thi nhưng khá
linh hoạt và phóng túng.
Chẳng hạn: “sóng gợn...” đối với “con thuyền...”; “nắng xuống” đối với “trời lên”; “sông dài” đối
với “trời rộng”...
Nhưng đóng góp quan trọng hơn cả là nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để bằng hai
hệ thống hình ảnh mang tính tương phản giữa một bên là những sự vật nhỏ bé, gợi suy ngẫm
về cái hữu hạn của kiếp người: thuyền, củi, bến, bèo, cánh chim... và một bên là những hình
ảnh lớn lao, hùng tráng gợi liên tưởng về cái vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mây
cao, núi bạc...
e) Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưởng cổ kính (10 lấn/16 dòng thơ, cách ngắt nhịp truyền
thống: 3/4)
Hệ thống tù láy trải khắp bài thơ: “tràng giang”, “điệp điệp”, “song song”, “lơ thơ”, “đìu hiu”, “chót
vót”, “mênh mông”, “lặng lẽ”, “lớp lớp”, “dợn dợn
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng sáng tạo thi liệu của Đường thi với rất nhiều hình ảnh và chất liệu
quen thuộc. Đặc biệt, câu kết mượn thẳng ý thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu: “Yên
ba giang thượng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). Điểm khác biệt ở hai tác
giả là: Nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được gợi từ hình ảnh “khói sóng” còn nỗi nhớ của Huy Cận
không cần tác động của ngoại giới (không khói hoàng hôn) vì đã là một yếu tố nội tâm thường
trực. Đây cũng là nét khác biệt cơ bản của hai cách phô diễn cảm xúc tạo nên đặc điểm riêng
của thi pháp thơ trung đại và thi pháp thơ hiện đại.
2. Màu sắc hiện đại
+ Dù bài thơ Tràng giang có in đậm màu sắc cổ điển trên một số phương diện như đã phần tích
thì hiện đại vẫn là nét chính của thi phẩm này. Bởi cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn
mênh mang, sâu lẳng của cái tôi cô đơn trước vũ trụ được bộc lộ một cách trực tiếp qua một
cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn đó lại được thể hiện
bằng bút pháp tả thực vừa phá vỡ quy tắc ước lệ truyền thổng vừa đem đến một phong cách
trữ tình mới.
+ Trong khổ thơ thứ ba có những câu hỏi không thể có câu trả lời. Những câu hỏi như để khơi
sâu thêm nỗi buồn, cảm giác hẫng hụt và đặc biệt là tình cảnh bơ vơ của cái tôi trước một thế
giới không còn là nơi nương tựa quen thuộc như muôn nghìn năm trước nữa.
Trong khổ thơ đó còn có sự diễn đạt mang tính tảng cấp nhấn vào các ngôn từ mang tính phủ
định khiến người đọc nảy sinh những liên tưởng và so sánh. Từ “khách vắng teo” của Nguyễn
Khuyến đến “đã vắng người sang những chuyến đò” của Xuân Diệu cho đến hàng loạt từ
“không đò”, “không cầu”, “lặng lẽ” của Huy Cận là cả một hành trình “càng đi sâu càng thấy
lạnh” (Hoài Thanh) của con người khi bước vào thế giới hiện đại.
+ Khổ thơ cuối diễn tả một sự đối lập cao độ giữa con người với vũ trụ. Cái mênh mông của
không gian “lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tương phản gay gắt với hình ảnh “chim nghiêng cánh
nhỏ: bóng chiểu sa”. Không còn là cánh chim mang tính nghệ thuật thuần tuý duy mĩ như trong
Đường thi: “Chiếc cò bay với ráng pha/ Sông xanh cùng v<ậi trời xa một màu” (Vương Bột) mà
cánh chim ở đây chứa đựng cái tôi rợn ngợp trước hoàng hôn, gợi ám ảnh về cái hữu hạn của
kiếp người trước cái vô hạn của tạo hoá.
+ Nhu cầu tìm về một hình ảnh thần thương, quen thuộc sưởi ấm lòng người trong bối cảnh nỗi
cô đơn đang ngập tràn tâm trạng như sắp dìm cái tôi trữ tình vào một nỗi buồn vừa mang tính
muôn thuở vừa chưa từng trải qua bao giờ sẽ là một tất yếu.
Hai câu cuối vừa như chịu ảnh hưởng từ hai câu thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu: Nhật mộ hương
quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu, vừa như muốn đối lập với người xưa bằng
lối bộc lộ cảm xúc trực tiếp theo phong cách của con người thời hiện đại.
Tin liên quan