HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 NHANH, CHÍNH XÁC NHẤT

Ngày 07/07/2021 11:08:02, lượt xem: 1564

Sáng nay (7/7), hơn 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đã làm bài thi thứ đầu tiên - môn Ngữ văn với thời gian 120 phút. Bài thi môn Ngữ văn bắt đầu lúc 07h30. Học Văn chị Hiên cập nhật đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 nhanh, chính xác nhất ngay sau khi thí sinh kết thúc giờ thi.
 

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN NĂM 2021 

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 NHANH, CHÍNH XÁC NHẤT

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3

Câu 1

- Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như sau: Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.

0.5

Câu 2

- Món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là: những vùng châu thổ màu mỡ hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới

0.5

Câu 3

- Thí sinh đưa ra được quan điểm, góc nhìn của bản thân, lí giải phù hợp, thuyết phục

Tham khảo:

- Dòng chảy của nước cũng như cuộc sống của con người: luôn tìm kiếm và mở mang tầm hiểu biết, nhìn nhận cuộc sống từ nhiều góc độ trong suốt dòng chảy thời gian của tuổi trẻ: 

+ Chứng kiến và nhìn nhận cuộc sống; Mở mang tầm hiểu biết.

+ Chầm chậm và mãi xanh, tuổi trẻ với những cái nhìn mới về cuộc sống khiến cho dòng sông và cả con người ngày một trưởng thành.

1.0

Câu 4

- Thí sinh đưa ra bài học và có cách lí giải phù hợp, thuyết phục. Có thể tham khảo những bài học sau: 

+ Trong cuộc sống, khi vượt qua được những khó khăn, thử thách con người ta sẽ đủ trưởng thành

+ Mọi thành quả lớn lao, vĩ đại đều bắt nguồn từ những nỗ lực nhỏ bé từng ngày

+ Để tạo nên thành quả tốt đẹp, ta cần trải qua và cố gắng trong suốt quá trình

+ Lẽ sống về sự cống hiến, tự nguyện dâng hiến những điều tốt đẹp nhất để làm nên giá trị cho cả cộng đồng

1.0

 

 

II

LÀM VĂN

7

 

Câu 1

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

2

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Suy nghĩ của anh chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác luận luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ sự cống hiến
(1) Giải thích:
- Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung.
(2) Phân tích và bàn luận:
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Sự cần thiết phải biết sống cống hiến đối với mỗi cá nhân.
+ Tạo giá trị, ý nghĩa cho chính cuộc đời mình.
+ Sống cống hiến sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng.
+ Sống cống hiến giúp chúng ta luôn hạnh phúc.
- Sự cần thiết phải biết sống cống hiến đối với cộng đồng.
+ Tạo tiền đề cho tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
+ Giúp cộng đồng vượt qua mọi khó khăn, biến cố lớn.
(3) Chứng minh
- Thí sinh đưa ra dẫn chứng phù hợp. Có thể tham khảo:
+ Võ Duy Khánh – chàng trai 30 tuổi là người viết những dòng code đầu tiên của ứng dụng Bluezone. Anh đã làm việc trong 48 giờ liên tục cùng đồng nghiệp để ra bản demo đầu tiên, có những hôm cả đội thức trắng đêm làm việc, thậm chí 5-6 giờ sáng vẫn chong đèn ngồi họp bàn kế hoạch. Khi mới ra mắt ứng dụng, xuất hiện vô số ý kiến trái chiều nhưng đến thời điểm hiện tại, Bluezone được coi là “app quốc dân” vì đã giúp ích rất nhiều cho việc phòng chống dịch bệnh Covid 19 tại Việt Nam.
+ Có mặt để tận mắt chứng kiến công việc bộn bề của những “người lính áo trắng” mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của họ. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Như chia sẻ của bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy “Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”.
(4) Liên hệ bản thân và bài học.

1

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Câu 2

Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
….
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. 

5

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Phân tích đoạn 3,4,5. 

- Từ đó nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

0.5

 

c. Triển khai vấn đề

Mở bài: 

Dẫn dắt vấn đề nghị luận.

Thân bài:

Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.

Luận điểm 2: Phân tích

Khổ 3+4: Cuộc truy tìm căn nguyên của sóng nhưng cũng chính là cuộc truy tìm căn nguyên tình yêu.

- Em đứng trước đại dương bao la, cảm thấy mình nhỏ bé, lắng lòng mình lại và nghĩ về những điều đã trải qua

- Em nghĩ về anh, nghĩ về em, nghĩ về tình yêu của chúng ta (biển lớn ở đây chính là biển lớn của tình yêu).

- Em quyết định truy tìm căn nguyên của con sóng: “Từ khi nào sóng lên?”

- Em tìm ra được khởi nguồn của con sóng là từ gió, nhưng không biết được gió bắt đầu từ đâu => Em thất bại trong cuộc truy tìm của mình.

- Tự trả lời câu hỏi của mình: “Em cũng không biết nữa" => Người đọc hình dung ra hình ảnh của một cái lắc đầu đáng yêu.

=> Cách trả lời vô cùng nữ tính, duyên dáng phù hợp với tính cách của nữ sĩ Xuân Quỳnh 

=> Hình tượng em tách mình ra khỏi sóng để tự bộc bạch lòng mình. 

=> Quy luật tình yêu được rút ra từ 2 khổ thơ: Quy luật của tình yêu chính là không có bất cứ một quy luật nào cả. Bất tuân theo mọi định nghĩa, định lý ở trên đời. Chỉ thực hiện theo 1 quy tắc duy nhất đó là quy tắc của trái tim.

=> Liên hệ:

                  “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

                                                       (Xuân Diệu)

“Dù tin tưởng chung một đời một mộng

Anh là anh mà em vẫn là em

Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật”

                              (“Xa cách” - Xuân Diệu)

Khổ 5: Nỗi nhớ

- Biên độ khổ thơ mở rộng từ 4 lên 6 câu: Diễn tả cho thỏa cho đạt sự ngút ngàn của nỗi nhớ.

- Nỗi nhớ bao trùm không gian: Dưới lòng sâu, trên mặt nước

- Nỗi nhớ bao trùm thời gian: Ngày – đêm.

- Một nỗi nhớ xuất hiện cả trong: ý thức, tiềm thức và cả trong vô thức (Với cách nói lạ hóa: “cả trong mơ còn thức”.)

- Bất tuân theo những quy luật nghề thơ, chỉ mong muốn được trải lòng mình viết về những điều xưa nay vẫn là thuộc tính của tình yêu: nỗi nhớ. Một nỗi nhớ da diết, khắc khoải, quặn thắt, bao trùm cả không gian vào thời gian.

+ 4 câu đầu: Hình tượng sóng

+ 2 câu sau: Hình tượng “em” => Em tự tách mình ra khỏi sóng để hạ lời thì thầm 2 tiếng “em – anh” đầy sâu lắng.

=> Liên hệ

“Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu mong nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ”

(“Thuyền và biển”)
 

Luận điểm 3: Khái quát:

- Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
+ Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng, …
+ Tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết khát vọng đời thường.
+ Tiếng thơ luôn dạt dào cảm xúc, suy tư, thao thức, khát khao, ,,, rất đời, rất gần gũi.
- Đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật.
+ Giọng thơ gần gũi, nhỏ nhẹ, đôn hậu nhưng cũng đầy suy tư, trăn trở.
+ Bất tuân theo quy tắc của nghề thơ, diễn tả tất cả những cảm xúc trong trái tim của mình.
+ Suy tư, trăn trở và nỗi nhớ trong tình yêu. 

Kết bài:

Khái quát vấn đề nghị luận và nêu cảm nhận cá nhân. 

 

0.25

 

0,5

 

1.5






































 


1









 

0,25

 

d. Chính tả, ngữ pháp 

Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

TỔNG 

10

 

-----

Năm 2021, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.

Thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Năm nay Bộ GD&ĐT “siết” quy trình, kỹ thuật tổ chức kỳ thi, chấm thi nhằm đảm bảo chặt chẽ hơn. Về quy trình vận chuyển, bảo mật đề thi, Bộ GD&ĐT cho biết theo quy định, mỗi địa phương sẽ thành lập ban in sao đề thi tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm việc, cách ly 3 vòng độc lập. Bộ này cũng cho biết có thể tổ chức kiểm tra vào ban đêm việc bảo mật đề thi, bài thi của thí sinh.

 

Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!

Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ

Link đăng ký Khóa nền: http://bit.ly/KHOAHOC2K4

Link đăng kí khoá VIP: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan