Đăng Ký Học
Ngày 06/03/2022 09:11:20, lượt xem: 4090
Bác đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng được cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành”. Có lẽ chính những trăn trở ấy đối với dân tộc mình mà trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng, cho dù gian khổ đến đâu Bác cũng cố gắng vượt qua. Là một người chiến sĩ cách mạng đồng thời cũng là thi sĩ, những trang viết của Bác ghi dấu ấn đậm nét tinh thần lạc quan trong chiến tranh gian khổ. Và “Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ như thế. Tác phẩm không chỉ nói lên cuộc sống khó khăn vất vả mà còn cho người đọc cảm nhận được tinh thần lạc quan, yêu đời. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng tin vào tương lai tươi sáng.
2. Thân bài:
2.1: Khái quát tác giả tác phẩm
– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh
+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại, một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
– Giới thiệu bài thơ Tức cảnh Pác Bó:
+ Bài thơ ra đời vào tháng 2/1941 phản ánh cuộc sống sinh hoạt phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ ở Pác Bó.
2.2: Phân tích
Luận điểm 1: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó (3 câu thơ đầu)
- Câu thơ 1 sử dụng phép đối về không gian và đối về thời gian với cách ngắt nhịp 4/3 rõ ràng, dễ hiểu, mô tả khái quát nếp sống của Bác. Ban ngày Bác làm việc tối mới trở về hang để nghỉ ngơi. Bác là con người yêu thiên nhiên nên rất thích thú khi làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên, tối về hang nghỉ ngơi sau khi làm việc. Cuộc sống con người như giao hòa cùng thiên nhiên.
- Câu thơ 2 nói về chuyện ăn của Bác ở Pác Bó. Thức ăn chủ yếu là cháo bẹ, rau măng. Đây là những thức ăn có sẵn hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Giọng điệu đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ và dư thừa. Bữa ăn của Bác thật đạm bạc giản dị mà chan chứa tình cảm đó là toàn là sản vật của thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó cũng là niềm vui của người chiến sĩ CM luôn gắn bó với cuộc sống của thiên nhiên
- Câu thơ 3 nói về điều kiện làm việc của Bác. Bác làm việc bên bàn đá chông chênh rất giản dị, đơn sơ. Trong điều kiện đó Bác làm việc rất khó khăn, không có bàn, người chiến sĩ cách mạng dùng dạ làm bàn, lại là bàn đá chông chênh. “Chông chênh” cho thấy điều kiện làm việc khó khăn cần người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng nỗ lực. Ba tiếng cuối cùng sử dụng toàn thanh trắc thể hiện sự vất vả, khó khăn nhưng toát lên tinh thần vượt khó. Bác đã thể hiện làm cách mạng cần thiết phải vượt qua khó khăn, gian khổ để đi đến thành công.
=> Hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ thật nổi bật vừa chân thực vừa sinh động lại vừa như có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng, giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ CM. HCM đang dịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ đồng thời chính là xoay chuyển lịch sử VN.
ĐỌC THÊM NHỮNG CÂU NÓI CỔ VŨ TINH THẦN HỌC TẬP
Luận điểm 2: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, dù gian khổ nhưng tràn đầy sức sống cách mạng:
- Câu thơ thứ 4 là suy nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. Đó là cuộc sống gian khổ nhưng là niềm vui giữa chốn núi rừng – cuộc đời “sang” - sang trọng giàu có.
Cái “sang” của cuộc đời cách mạng
+ Niềm vui lớn nhất của Bác trong bài thơ không phải chỉ là “thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại.
+ Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực.
+ Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là “nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.
2.3:Đánh giá nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung
Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm tin, lạc quan và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
- Nghệ thuật
Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.
Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thông vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.
Có lời thơ bình dị pha giọng đùa hóm hỉnh.
Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
3. Kết bài:
“Ai hay ngọn lửa trong hang núi
Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!”
Với tâm hồn yêu vạn vật thiên nhiên, yêu đời, yêu đời sống, sự dung dị biểu lộ trong toàn bài mà bài thơ trở nên thân thiện mà đẹp tươi. Thơ Bác giúp tất cả chúng ta học hỏi được từ nó niềm tin sáng sủa, yêu đời, biết sống và theo đuổi lý tưởng cao đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pác Bó đã vượt qua một hành trình 60 năm. Nó như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn.
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên
Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên
Tin liên quan