ĐÁP ÁN VĂN XUÔI - VỢ NHẶT || HỌC VĂN CHỊ HIÊN

Ngày 05/02/2021 12:24:18, lượt xem: 2547

 

VỢ CHỒNG A PHỦ

Dạng 1: Đề so sánh văn học

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2. Phân tích chi tiết  “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở

=> sử dụng kiến thức nền phân tích

- Luận điểm 3. chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân. 

- Luận điểm 4. So sánh, khái quát

Giống

=> Âm thanh len lỏi vào trong tiềm thức, để khơi dậy khát khao sống mãnh liệt

=> Chi tiết vàng trong tác phẩm => giá trị nhân đạo

Khác

=> Ở Chí Phèo, tiếng chim hót là thứ âm thanh hôm nào chả có, nhưng hôm nay, hết say rồi, Chí mới nghe thấy => khát khao được sống, được làm người lương thiện của Chí

=> Ở Vợ chồng A Phủ, tiếng sáo là âm thanh của sự tư do, hạnh phúc. Khi còn con gái, chưa về làm dâu nhà Thống Lý,mỗi mùa xuân về lòng Mị lại nô nức tiếng sáo. Đã lâu rồi Mị mới nghe thấy, tâm hồn Mị lại sống lại những hoài niệm cũ => Khát khao sống, nó chỉ bị vùi lấp bởi cái khổ, nhưng sẽ sống lại mãnh mẽ

Khái quát => thể hiện giá trị nhân đạo của tác giả, khát khao sống mãnh liệt của nhân vật

KB

- Khẳng định lại vấn đề

- Liên hệ mở rộng

Đề 2: Cảm nhận về hai đoạn văn sau: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...” (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). “Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” (“Chí Phèo” - Nam Cao) 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2. Phân tích  “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị nén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...”

=> phân tích diễn biến tâm trạng Mị khi uống rượu

- Luận điểm 3. Phân tích “Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...”

=> Phân tích diễn biến tâm trạng Chí khi uống rượu

- Luận điểm 4. So sánh, khái quát

Giống

=> Cả hai nhân vật đều mượn rượu giải sầu. Rượu là thứ men say, uống để quên đi tất cả. Phải chăng cuộc sống đã quá đau khổ , để Mị và Chí phải nhờ rượu chìm vào cơn mơ => để quên đi cái tủi nhục của đời mình

=> Nhưng càng uống lại càng tỉnh, lại càng đau khổ

=> Khát khao được sống

Khác

=> Sự vùng dậy của mị qua chi tiết uống rượu => Nội tâm của Mị đang trỗi dậy=> Mị nhớ về ngày xưa,  => Mị sống lại trong quá khứ, sự tự do hạnh phúc ấy đang bóp nghẹt trái tim Mị

=> Chí đã quen với hơi rượu, ngày nào hắn cũng uống. nhưng hôm nay hắn uống mãi không say => sự đau khổ tột cùng => khát khao được yêu thương, được làm người lương thiện => phần người được đánh thức => người nông dân bị bần cùng hóa với những bi kịch bị tha hóa và từ chối

=> Nghệ thuật

Khái quát

KB

  • Khẳng định lại vấn đề

  • Liên hệ mở rộng 

Đề 3: Vẻ đẹp sức sống con người Việt Nam qua hai nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài) và người vợ nhặt (“Vợ nhặt”- Kim Lân). 

MB

  • Giới thiệu tác giả,tác phẩm

  • Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Mị

=> Sử dụng kiến thức nền

- Luận điểm 3. Phân tích vẻ đẹp nhân vật người vợ nhặt

=> Sử dụng kiến thức nền

- Luận điểm 4. So sánh khái quát

Giống

=> Vẻ đẹp tâm hồn con người => khát khao được sống, được hạnh phúc

=> Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả

Khác

=> Cách nhìn riêng độc đáo của mỗi tác giả => xây dựng nhận vật có hoàn cảnh số phận riêng biệt. Mị là cô gái miền núi, là nạn nhân của chế độ phong kiến. Còn người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói 

Khái quát

KB

- Khẳng định lại vấn đề

- Liên hệ mở rộng 

Đề 4. So sánh ánh sáng đoàn tàu trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" và ánh sáng của ô cửa sổ trong căn buồng của Mị trong "Vợ chồng A Phủ". 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2. Phân tích  ánh sáng đoàn tàu trong tác phẩm "Hai đứa trẻ"

=> Sử dụng kiến thức nền

- Luận điểm 3. phân tích nh sáng của ô cửa sổ trong căn buồng của Mị trong "Vợ chồng A Phủ". 

=> Sử dụng kiến thức nền

- Luận điểm 4. So sánh, khái quát

Giống

=> Cả hai thứ ánh sáng đó đều mờ ảo, yếu ớt nhưng ẩn trong đó là sự le lói khát khao về một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy

Khác

=> hoàn cảnh xuất hiện ánh sáng

=> Dường như ánh sáng trong “Hai đứa trẻ” nhiều hơn, phải chăng chúng có niềm tin về cuộc sống, về tương lai manh mẽ hơn Mị

=> Ánh sáng trong Mị mờ ảo như ngon đèn lay lắt trước gió, không biết bao giờ tắt =>  niềm tin của Mị vào tương lai mờ mờ ảo ảo.

Khái quát

KB

- Khẳng định lại vấn đề

- Liên hệ mở rộng 

Đề 5: So sánh cách kết thúc truyện của Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2: Phân tích kết thúc truyện của Vợ chồng A Phủ

- Luận điểm 3: Phân tích kết thúc truyện của Chí Phèo

- Luận điểm 4: So sánh, khái quát

Giống

=> Khát khao sống mãnh liệt. Khát khao được hạnh phúc, được sống một cuộc đời bình yên, có quyền làm người

=> góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi

Khác

=> Mị cùng A Phủ chạy qua đêm tối, rời bỏ Hồng Ngài, tiến tới Phiềng Sa và nên duyên vợ chồng => Mị đã có người đồng hành trong cuộc đời mình. Rũ bỏ cái khó khắn để tiến lên phía trước => sự khát khao sống, niềm hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn

=> Còn Chí, hắn chọn cái chết để làm lại cuộc đời => sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân. => khát vọng được sống lương thiện của họ

Khái quát

KB

- Khẳng định lại vấn đề

- Liên hệ mở rộng

Dạng 2: Nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm, chứng minh các nhận định về tác phẩm

Đề 1: Bàn về “Vợ chồng A Phủ” có ý kiến cho rằng: “Thắp sáng ngọn lửa của khát vọng sống, Tô Hoài cũng làm bừng sáng giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm”. Phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định trên. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2. Giải thích nhận định

Thắp sáng ngọn lửa của khát vọng sống: vượt lên trên số phận đau thương bất hạnh, khao khát được sống và hạnh phúc

Giá trị nhân văn: qua tác phẩm,người đọc có thể hiểu hơn về cuộc sống và mang tâm hồn con người trở nên hạnh phúc, đề cao hạnh phúc và trân trọng con người

- Luận điểm 3. Phân tích

Giới thiệu qua về Mị

Khát vọng sống của Mị

- Trong đêm tình mùa xuân

- Trong đêm đông cởi trói cứu A Phủ

Giá trị nhân văn của tác phẩm

-  Ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động miền núi

- Cho người đọc thấy được vẻ đẹp tình người qua chi tiết Mị cởi trói giải cứu cho A Phủ

- Đề cao sự tin tưởng vào cách mạng trong cuộc chiến đấu giành lại tự do

- Lên án, phê phán xã hội phong kiến miền núi cùng bọn quan lại dã man, tàn ác

- Luận điểm 4. Đánh giá nhận định, khái quát

=> Nhận định trên là đúng đắn. Qua đó thấy được sự đồng cảm, sẻ chia cho nhân vật và thấy được sự am hiểu về phong cách hành văn của tác giả.

Liên hệ với “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố

KB

- Khẳng định ý kiến

- Liên hệ mở rộng

Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ”. Phân tích tác phẩm để làm rõ ý kiến trên. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2. Giải thích nhận định

-Tài năng nghệ thuật: là tài năng sáng tạo riêng,  độc đáo của người nghệ sĩ: 

-Tư tưởng nhân đạo: là tấm lòng yêu thương con người, đồng cảm với những kiếp đời đau khổ bất hạnh, lên án những thế lực phi nhân bản chà đạp lên quyền sống của con người, phát hiện , ngợi ca những vẻ đẹp nhân văn. 

- Luận điểm 3. Phân tích

Giới thiệu qua về Mị

Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tinh mùa xuân qua đó thấy được tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của tác giả

- Luận điểm 4. Đánh giá nhận định, khái quát

Nghệ thuật : miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng bút pháp trực tiếp,gián tiếp. Chi tiết sáng tạo, giàu ý nghĩa => sức sống tiềm tàng mạnh mẽ gắn với khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc => tài năng của tác giả

=> Tư tưởng nhân đạo: cho Mị sống lại những tháng ngày tự do, hạnh phúc, khơi dậy niềm khát khao sống mãnh liệt của Mị, hay của nhân dân miền núi phía bắc.

KB

- Khẳng định ý kiến

- Liên hệ mở rộng

Đề 3: Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.

Bằng hiểu biết về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2: Khẳng định ý kiến

- Luận điểm 3: Phân tích 

- Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước

=> Sử dụng kiến thức nền

Mị và A Phủ là nô lệ nhà Thống lý Pá Tra => không hề có tình cảm từ trước.

Mị gần như đã tê liệt cảm xúc, lầm lũi như con rùa …

Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng gần chết, Mị vẫn thờ ơ

=> Không ngờ được cô gái lầm lũi, tưởng chừng như mặc kệ đời ấy lại không màng đến những điều đe dọa trước mắt, mà cắt dây trói cho A Phủ

- Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.

Bởi Mị là cô gái yêu đời, yêu cuộc sống, khát khao tự do đến mãnh liệt

Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân

Mặt khác, Mị còn là cô gái giàu tình thương, vị tha, đầy lòng hi sinh 

=> Đây là kết thúc tự nhiên, tất yếu

- Luận điểm 4. Đánh giá nhận định, khái quát

Hai ý kiến tuy trái ngược, nhưng bổ sung cho nhau giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả. Để từ đó ta thêm trân trọng, yêu mến nhân dân nơi đây.

Nghệ thuật 

KB

- Khẳng định ý kiến

- Liên hệ mở rộng

Đề 4: Trong bài cảm nghĩ về chuyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:

“Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”.

(Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)

Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2. khẳng định ý kiến

- Luận điểm 3. Phân tích 

- Cuộc sống lay lắt, đói khổ, nhục nhã

- Mị thay cha trả nợ, làm dâu gạt nợ

- Mị được coi như nô lệ trong nhà Thống lý

- Không bằng con trâu, con bò

- Lầm lũi như con rùa chui trong xó cửa

- Bị hành hạ về thể xác , tinh thân ( trong đêm mùa xuân bị A Sử đánh, A Sử về thấy Mị đang sưởi lửa….)

- Nhưng dù đói khổ,nhục nhã là thế, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt.

- Phân tích tâm trạng Mị qua đêm tình mùa xuân

- Phân tích tâm trạng Mị qua đêm mùa đông cắt dây trói cho A phủ và chạy trốn khỏi Hồng Ngài

- Luận điểm 4. Đánh giá nhận định, khái quát 

Nhận định trên là vô cùng đúng đắn. Tô Hoài đã khắc họa nhân vật Mị chứa đựng một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Qua đó ông đã góp tiếng nói nhân văn cao đẹp bênh vực quyền sống cho những người lao động dưới ách phong kiến. Mị là nhân vật tiêu biểu cho nỗi thống khổ của người dân lao động vùng cao Tây Bắc. Dù có bị vùi dập, đày đọa, nhưng họ vẫn vượt qua, khát khao sự sống mãnh liệt như bông hoa nơi núi rừng.

KB

- Khẳng định ý kiến

- Liên hệ mở rộng

Dạng 3: Cảm nhận về tác phẩm

Đề 1: Phân tích và so sánh sự trỗi dậy sức sống trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ của nhân vật Mị trong phần trích truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn nhận định

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2: Giới thiệu về nhân vật Mị

- Luận điểm 3. Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân

- Luận điểm 4. Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ

- Luận điểm 5. So sánh, khái quát

Giống

Sức sống của Mị đều được thể hiện qua đêm tình mùa xuân và đêm đông. Qua đó thể hiện khát khao được sống, được hạnh phúc mãnh liệt

Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của tác giả đạt đỉnh cao

Khác

=> Qua đêm tình mùa xuân, sức sống hiện lên nhưng còn le lói chưa rõ nét. Thế rồi sức sống ấy lại lại bị dập tắt bởi A Sử trói buộc Mị

=> Đêm mùa đông, sức sống ấy lại được thức tỉnh một lần nữa. Nó mạnh mẽ, quyết liệt. => Khát khao mãnh liệt không thể dập tắt được => Và rồi Mị đã tìm được hạnh phúc của đời mình

Khái quát

KB

- Khẳng định lại vẻ đẹp của Mị

- Liên hệ, mở rộng

Đề 2: Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn nhận định

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2: Giới thiệu về nhân vật Mị

- Luận điểm 3. Phân tích nhân vật Mị

1. Xuất thân

2. Cuộc đời số phận : Mị là hiện thân của nỗi khỗ

=> Phải chịu món nợ truyền kiếp

=> Mị là nô lệ trong nhà Thống Lý Pá Tra

=> Mị bị hành hạ cả thể về thể xác lẫn tinh thần

- Chi tiết :A Sử trói đứng Mị vào cột nhà

- Chi tiết :Khi Mị thức đêm ngồi xoa thuốc dấu cho chồng, Mị mỏi lưng quá cựa mình thì những chỗ lằn trói trong người lại đau…

- Chi tiết :Đêm mùa đông A Sử chợt về thấy Mị ngồi sưới lửa, đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp

3. Mị là người đẹp người, đẹp nết

=> Đẹp người

- Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị những đêm tết

- Có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo theo Mị

=> Đẹp nết

- Mị là cô gái chăm chỉ lao động, tự trọng, có niềm tin vào khả năng lao động của mình “Con nay đã biết cuốc nương….đừng gả con cho nhà giàu”

- Mị là người con rất hiếu tháo

- Mị có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ (phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân, và đêm đông cắt dây trói cho A Phủ) 

- Luận điểm 4. Nhận xét, mở rộng

KB

- Khẳng định lại vẻ đẹp của Mị

- Liên hệ, mở rộng

Đề 3: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài. 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn nhận định

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2: Giới thiệu về nhân vật Mị

- Luận điểm 3. Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị

=> Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân

=> Phân tích sức sống trỗi dậy trong con người Mị còn qua hành động cởi trói cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài 

- Luận điểm 4. Nhận xét, mở rộng

=> Tác giả ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của Mị nói riêng, của nhân dân lao động nói chung

=> Khát khao sống mãnh liệt

KB

- Khẳng định lại vẻ đẹp của Mị

- Liên hệ, mở rộng

Đề 4: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài) 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn nhận định

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2: Giới thiệu về nhân vật Mị

- Luận điểm 3. Phân tích  diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.

=> Sử dụng kiến thức nền

- Luận điểm 4. Nhận xét, mở rộng

=> Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của Mị

=> Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài ba, giá trị nhân đạo trong tác phẩm

KB

- Khẳng định lại vẻ đẹp của Mị

- Liên hệ, mở rộng

Đề 5: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cứu A phủ, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” -Tô Hoài). 

MB

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Dẫn nhận định

TB

- Luận điểm 1 :Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất  xứ tác phẩm

- Luận điểm 2: Giới thiệu về nhân vật Mị

- Luận điểm 3. Phân tích  diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cứu A phủ, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài

=> Dùng kiến thức nền để phân tích

- Luận điểm 4. Nhận xét, mở rộng

=> Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của Mị, khát khao được sống, được hạnh phúc, được làm chủ cuộc sống của mình

=> Đây là biểu hiện cao nhất của sức sống tiềm tàng mạnh mẽ

=> Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài ba, giá trị nhân đạo trong tác phẩm

KB

- Khẳng định lại vẻ đẹp của Mị

- Liên hệ, mở rộng

 

Tin liên quan