Đăng Ký Học
Ngày 26/11/2024 10:01:30, lượt xem: 149
1. Khẳng định lại vấn đề bàn luận → kêu gọi từ bỏ thói quen/ quan niệm đó.
Có thể thấy, thói quen/ quan niệm gây ra rất nhiều tác hại cho bản thân mỗi người mắc phải. Đồng thời nó cũng dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, cho cộng đồng. Một người có thói quen/ quan niệm sẽ kéo theo ảnh hưởng của xã hội từ thói quen/ quan niệm đó. Vì vậy, ngay từ hôm nay chúng ta - những ai đang mắc phải căn bệnh này hãy từ bỏ thói quen/ quan niệm để xây dựng một bản thân hoàn thiện hơn và tạo ra một xã phát triển hơn nào.
VD: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn.
Có thể thấy, trì hoãn là một thói quen xấu gây ra rất nhiều tác hại cho bản thân mỗi người mắc phải. Đồng thời nó cũng dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, cho cộng đồng. Một người trì trệ sẽ kéo theo cả nhóm trì trệ, dần dần tạo ra một cộng đồng trì trệ. Vì vậy, ngay từ hôm nay chúng ta - những ai đang mắc phải căn bệnh này hãy từ bỏ thói quen trì hoãn để xây dựng một bản thân hoàn thiện hơn và tạo ra một xã phát triển hơn nào.
2. Đi từ trải nghiệm bản thân → dẫn dắt vào thói quen/ quan niệm → khẳng định phải từ bỏ.
Bản thân tôi cũng đã từng mắc phải thói quen/ quan niệm. Và chúng chính là “virus” khiến tôi không thể phát triển bản thân được. Nhưng từ khi biết và chữa trị “căn bệnh” nguy hiểm này tôi nhận ra bản thân mình đã có sự thay đổi tích cực trong nhận thức, tư duy và trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Thói quan/ quan niệm không phải là một “căn bệnh” khó bỏ. Vì thế bạn hãy tiêu diệt nó nhé, và rồi bạn sẽ nhận lại được thật nhiều điều tốt đẹp..
VD: Thuyết phục người khác từ bỏ suy nghĩ “coi thường người khác”
Bản thân tôi cũng đã từng mắc phải cái lối suy nghĩ coi thường người khác. Và chúng chính là “virus” khiến tôi không thể phát triển bản thân được. Nhưng từ khi biết và chữa trị “căn bệnh” nguy hiểm này tôi nhận ra bản thân mình đã có sự thay đổi tích cực trong nhận thức, tư duy và trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Lối suy nghĩ coi thường người khác không phải là một “căn bệnh” khó bỏ. Vì thế bạn hãy tiêu diệt nó nhé, và rồi bạn sẽ nhận lại được thật nhiều điều tốt đẹp.
ĐỌC THÊM: BÀI LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ THÓI QUEN THỨC KHUYA - NGỮ VĂN 10
3. Đi từ nhận định/ câu nói/ câu hát/ nghiên cứu/… → dẫn dắt vào thói quen/ quan niệm → khẳng định cần từ bỏ thói quen/ quan niệm đó
Theo nghiên cứu trong tâm lí học: “Cái xấu có ảnh hưởng mạnh hơn cái tốt”. So với cái tốt, những cái xấu đều có tác động lớn hơn tới mọi khía cạnh của con người trong đời sống. Nó là viên thuốc độc ảnh hưởng tới cả suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và cả các mối quan hệ xung quanh của mỗi người. Nếu bạn cứ giữ cái thói quen/ quan niệm xấu này chẳng mấy chốc thế giới xung quanh bạn sẽ nhuộm toàn màu đen của cái xấu. Vì thế, ngay lúc này hãy loại bỏ viên thuốc độc ra khỏi người mình đi, hãy loại bỏ những cácái xấu đó đi để được sống và hít thở bầu không khí của sự trong lành, tích cực.
VD: Thuyết phục người từ bỏ quan niệm “coi thường cộng đồng LGBT”
Theo nghiên cứu trong tâm lí học: “Cái xấu có ảnh hưởng mạnh hơn cái tốt”. So với cái tốt, những cái xấu đều có tác động lớn hơn tới mọi khía cạnh của con người trong đời sống. Nó là viên thuốc độc ảnh hưởng tới cả suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và cả các mối quan hệ xung quanh của mỗi người. Nếu bạn cứ giữ cái suy nghĩ coi thường cộng động LGBT này chẳng mấy chốc thế giới xung quanh bạn sẽ nhuộm toàn màu đen của cái xấu. Vì thế, ngay lúc này hãy loại bỏ viên thuốc độc ra khỏi người mình đi, hãy loại bỏ những cái xấu đó đi để được sống và hít thở bầu không khí của sự trong lành, tích cực.
4. Đặt ra câu hỏi lựa chọn → dẫn dắt → khẳng định vấn đề
Giữa việc giữ thói quen/ quan niệm và bị ảnh hưởng tiêu cực của thói quen/ quan niệm đó với việc từ bỏ thói quen/ quan niệm đó và nhận được lợi ích từ việc từ bỏ bạn sẽ chọn bên nào? Chắc chắn là bạn sẽ chọn điều gì có ích cho mình rồi đúng không? Vì thế hãy từ bỏ thói quen/ quan niệm, hãy bắt tay ngay vào công cuộc thay đổi bản thân để bước tới một diện mạo hoàn hảo hơn của chính mình nhé!
VD: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nghiện game.
Giữa việc cày game cả buổi tối và không hoàn thành được bài tập, không đọc được một quyển sách mới, không trò chuyện được với cha mẹ và việc bỏ chiếc điện thoại xuống, hoàn thiện bài tập, thu nạp thêm kiến thức từ sách vở, quây quần với gia đình bạn sẽ chọn bên nào? Chắc chắn là bạn sẽ chọn điều gì có ích cho mình rồi đúng không? Vì thế hãy từ bỏ thói quen nghiện game, hãy bắt tay ngay vào công cuộc thay đổi bản thân để bước tới một diện mạo hoàn hảo hơn của chính mình nhé!
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học TOÀN DIỆN LỚP 10 - 2K9
- Khóa học KỸ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHUYÊN SÂU
Tin liên quan