Đăng Ký Học
Ngày 19/11/2024 10:43:13, lượt xem: 27
1. Cấu tứ là gì?
- Về bản chất cấu từ là một yếu tố có tính hệ thống, bao quát nội dung toàn bộ bài thơ. Để phân tích được đòi hỏi khả năng khái quát, phân tích liên hệ và kinh nghiệm thẩm mĩ nhất định.
- Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cấu tứ nhưng với các em – hiện đang là học sinh lớp 11 có thể hiểu như sau: cấu tứ - hay còn gọi là tứ thơ là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình.
- Cấu tứ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về tác phẩm, đưa ra được những đánh giá chung nhất về chủ đề, các ý triển khai và mục đích hướng đến. Qua đó giúp người đọc hiểu được ý đồ của tác giả.
ĐỌC THÊM: CÔNG THỨC MỞ BÀI CHO DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN - LỚP 11
2. Cách nhận biết, phân tích cấu tứ trong thơ trữ tình
Các bước | Ví dụ |
1. Đọc hiểu toàn bộ bài thơ: - Xác định được nội dung chính của bài thơ. - Có thể xác định được nội dung thông qua nhiều yếu tố như: * Từ ngữ: bài thơ có “từ khóa”, các từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần, các từ ngữ mang tính biểu tượng, các danh từ riêng → đây là những "chìa khóa" giúp ta nắm bắt được chủ đề chính của bài thơ. * Hình ảnh: Trong bài thơ xuất hiện những hình ảnh nào? Từ những hình ảnh đó ta có cảm nhận như nào về bài thơ? Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ thường mang ý nghĩa sâu xa hơn nghĩa đen. Việc phân tích các hình ảnh này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về nội dung và cảm xúc của tác giả. * Bố cục: cách sắp xếp các câu, các khổ thơ sẽ tạo nên một mạch cảm xúc nhất định. Khi xác định đúng các đoạn thơ cũng như nội dung, cảm xúc của từng đoạn ta có thể nhận biết được sự phát triển của nội dung bài thơ. |
1. Bài thơ “Trôi” (Văn Cao) Tôi thả con thuyền giấy con thuyền giấy trôi. Tôi thả một bông hoa bông hoa trôi. Tôi thả một chiếc lá chiếc lá trôi. Tôi giữ chặt em em vẫn trôi… → Nội dung chính của bài thơ: - Cảm xúc tiếc nuối, thất vọng của con người trong tình yêu. - Xác định được nội dung chính của bài thơ qua: * Từ ngữ: Mỗi đoạn thơ đều có từ “tôi”, “thả”, “trôi”. Kết thúc ba khổ thơ đầu là dấu “.” nhưng ở khổ thơ cuối khi có sự xuất hiện của “em” lại là dấu “...” → Dường như “tôi” có sự tiếc nuối nào đó khi “em vẫn trôi …”. * Bố cục bài thơ: ở ba khổ thơ đầu, “tôi” chủ động “thả” sự vật đi và chúng “trôi” đi. Nhưng đến khổ thơ cuối, “tôi” chủ động “giữ chặt em” thì em lại “trôi”, lại rời bỏ “tôi” → Ở ba khổ thơ đầu mọi vật đều theo ý “tôi” “trôi” khi “tôi thả”. Nhưng ở thơ cuối lại không như vậy. “Tôi” không muốn “thả” “em”, không muốn xa rời em thì em lại “trôi”. → Trong cảm xúc của “tôi” có sự thay đổi từ sự thản nhiên nhìn sự vật “trôi” trở nên tiếc nuối khi “em vẫn trôi”. |
2. Xác định hình tượng trung tâm của bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ. - Hình tượng trung tâm là đối tượng có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của một bài thơ. Có thể xác định hình tượng trung tâm qua: * Các từ khóa lặp đi lặp lại nhiều lần hướng tới một đối tượng nào đó. * Hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ. - Mạch cảm xúc là sự tiếp nối, vận động của cảm xúc trong bài thơ. Có thể xác định mạch cảm xúc thông qua: * Từ ngữ: các từ ngữ trong bài gợi cho em điều gì, cảm xúc gì? * Cảm xúc nào được thể hiện rõ nhất trong bài thơ? * Xác định sự chuyển biến trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: đã thay đổi như thế nào qua từng câu thơ, đoạn thơ? |
- Hình tượng trung tâm của bài thơ là: “tôi”. - Mạch cảm xúc: từ sự thản nhiên trước sự “trôi” của vạn vật → sự nuối tiếc, buồn bã vì không thể níu giữ được “em”: * “Thả con thuyền giấy” – “con thuyền giấy trôi”. * “Thả một bồn hoa” – “bông hoa trôi”. * “Thả một chiếc lá” – “chiếc lá trôi”. ⇒ “Tôi” thản nhiên “thả” để sự vật “trôi đi” mà không hề thấy tiếc nuối. - “Giữ chặt em” – “em vẫn trôi” ⇒ “Tôi” cố gắng níu giữ “em” nhưng “em” vẫn rời bỏ “tôi”. Điều này khiến “tôi” thấy bất lực, đau buồn. |
3. Nhận xét về sự phát triển của hình tượng trung tâm. Điều này có tác động như nào tới mạch cảm xúc của bài thơ? - Có thể nhận xét sự phát triển của hình tượng trung tâm qua việc: * Xác định được hình trung tâm xuất hiện ở đâu trong tác phẩm. * Hình tượng đó có sự thay đổi như nào trong hành động, cảm xúc, suy nghĩ? Sự thay đổi của hình tượng đó diễn ra như nào? → Từ đó nhận xét sự tác động của điều này tới mạch cảm xúc của bài thơ: * Khi hình tượng trung tâm có sự thay đổi trong hành động, cảm xúc, suy nghĩ thì mạch cảm xúc của bài thơ thay đổi ra sao? Phát triển theo chiều hướng hân hoan, vui vẻ, tích cực hơn hay da diết, buồn bã, tiêu cực đi? * Sự thay đổi tác động tới suy nghĩ, cảm xúc của như nào? |
- Nhân vật “tôi” từ hành động “thả” đã cố gắng “níu giữ”, nắm chặt không muốn buông. - Mạch cảm xúc bài thơ thay đổi từ sự thản nhiên, hờ hững khi vạn vật đều trôi đi, xa cách mình sang sự nuối tiếc, đau xót khi cố gắng níu giữ “em” nhưng không được. Sự tương phản, nghịch lí: những gì “tôi” hờ hững chúng đều theo quy luật mà trôi đi nhưng “em” – “tôi” muốn “em” ở lại em lại rời đi. |
4. Thông qua cách triển khai, sắp xếp hình ảnh và mạch cảm xúc như vậy tác giả muốn thể hiện tư tưởng, chủ đề gì? | Qua đây tác giả cho thấy cảm xúc của con người trong tình yêu. Đó là cảm xúc hụt hẫng, tiếc nuối, đau xót, bất hạnh khi không níu giữ được người mình yêu bên cạnh. |
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
- Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
- Khóa học TOÀN DIỆN LỚP 11 - 2K8
- Khóa học KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHUYÊN SÂU
Tin liên quan