PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN NẮM ĐƯỢC

Ngày 20/02/2024 17:40:43, lượt xem: 1895

Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ không phải là một bài phát biểu cảm nhận đơn thuần mà đòi hỏi sự chặt chẽ trong lập luận và cần nắm được những khái niệm quan trọng để phân tích. Chị sẽ liệt kê một số thuật ngữ quan trọng các em cần nắm được nhé!

 

 

Chủ thể trữ tình - Là khái niệm chỉ người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ.

- Chủ thể trữ tình thường:
+ Xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “anh”, “em”.
+ Xuất hiện gián tiếp: nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là “chủ thể ẩn”.
=> Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ.
Nhân vật trữ tình - Nhân vật trữ tình (một dạng biểu hiện của chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,... trong bài thơ. Đó là một người hoặc một giọng nào đó nói với người đọc những cảm nhận, rung động, suy tư,... của bản thân về con người và cuộc sống.

- Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả, song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả.

- Thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “anh”, “em”, cũng có thể là “chủ thể ẩn”.
Hình ảnh thơ - Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ và các biện pháp tu từ gợi cho người đọc cảm nhận về bức tranh đời sống thông qua các giác quan, giúp nhà thơ miêu tả sống động hoặc truyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ.

- Hình ảnh, từ ngữ trong thơ có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa.

- Hình ảnh trong thơ luôn chứa đựng tâm hồn của nhà thơ.
Cảm hứng chủ đạo Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đây, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả. Thường có những dạng cảm hứng chủ đạo như: cảm hứng anh hùng, tự hào, bi thương, trào lộng, …
Vần và nhịp - Vần tạo nên sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn.

- Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ.

- Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Cách ngắt dòng, ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ tạo nên hình thức của nhịp thơ. Nhịp thơ là nhân tố tạo nên bước đi của thơ với âm vang nhanh, chậm, dài ngắn, nhặt, khoan, …

 

ĐỌC THÊM: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN - NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC SẮC VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9

Tin liên quan