PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN - NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC SẮC VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

Ngày 31/01/2024 21:48:32, lượt xem: 9998

Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm đó (cái hay, cái đẹp, cái độc đáo thuộc nội dung, hình thức nghệ thuật, giá trị tư tưởng, sự sáng tạo của tác giả…). Ở bài viết này, chị sẽ hướng dẫn các bạn bám vào một số yếu tố về hình thức nghệ thuật để đánh giá một tác phẩm truyện nha!

 

YẾU TỐ KHÁI NIỆM
Cốt truyện - Cốt truyện trong tác phẩm tự sự (thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, …) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (chuỗi sự kiện).
- Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc - điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra.
Câu chuyện - Câu chuyện là yếu tố cơ bản của tác phẩm truyện, bao gồm chuỗi sự kiện đã được sắp xếp, tổ chức theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn, được trình bày thông qua một người kể, một điểm nhìn, với một giọng điệu cụ thể.
- Câu chuyện là phương tiện để nhà văn miêu tả tính cách, số phận nhân vật, trình bày gương mặt đời sống theo quan niệm của mình.
Tình huống truyện - Tình huống truyện gắn với sự kiện nổi bật nhất, với hoàn cảnh đặc biệt “bắt buộc con người ở một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
- Phân loại tình huống truyện:
+ Tình huống hành động
+ Tình huống tâm lí
+ Tình huống nhận thức
Người kể chuyện - Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Nó là một loại nhân vật do nhà văn tạo ra để thay mình kể câu chuyện. Đó là người chứng kiến hoặc tham gia vào câu chuyện, phát hiện ý nghĩa và có nhu cầu kể lại câu chuyện đó.
+ Trong VHDG: đó có thể là người trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng.
+ Trong các hình thức tự sự của VHV: người kể chuyện là vai hay đại diện mà nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện việc kể chuyện.
- Người kể chuyện dẫn dắt người đọc vào thế giới của truyện kể để tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian, …
Ngôi kể - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất: là người kể xưng “tôi”. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy hoặc trải qua,... kể như là người trong cuộc, làm tăng tính chân thật, tính thuyết phục “như là có thật” của câu chuyện → người kể chuyện hạn tri.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba: là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể. Có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín nhất trong nội tâm nhân vật → người kể chuyện toàn tri.
Nhân vật văn học - Là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tác phẩm tự sự.
- Nhân vật văn học có thể là người, cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật,... được nhà văn tạo dựng trong tác phẩm văn học bằng phương tiện đặc thù của nghệ thuật ngôn từ.
- Nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm và là sáng tạo nghệ thuật mang tính ước lệ nên không thể đồng nhất nó với con người thực ở ngoài đời.
- Nhân vật thường được miêu tả qua các chi tiết: Ngoại hình, lời nói, hành động, diễn biến nội tâm
- Nhân vật được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
+ Xét từ vị trí cốt truyện: nhân vật chính, phụ.
+ Xét từ chức năng xã hội: chính diện, phản diện.
+ Xét theo phương thức xây dựng nhân vật: nhân vật loại hình; nhân vật tính cách; nhân vật tư tưởng.

 

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:

Fanpage Học Văn Chị Hiên
- Fanpage Học Văn Chị Hiên - THCS Lớp 6,7,8,9
Khóa học luyện đề chuyên sâu - Lớp 12

Tin liên quan