Hướng dẫn viết tiểu kết trong bài Nghị luận văn học - Viết mẫu phần tiểu kết

Ngày 19/10/2022 16:24:00, lượt xem: 8989

Tiểu kết là phần kết nhở nằm ở cuối mỗi phần ý chính trong bài văn NLVH. Nó cũng có thể hiểu là phần thâu tóm lại các ý chính ở cuối bài viết trước khi kết bài. Những ý cần có trong tiểu kết thường là nội dung, nghệ thuật của phần vừa phân tích. Đối với một số dạng đề chứng minh nhận định hay so sánh, phần tiểu kết này có thể biến đổi ví dụ như khẳng định tính đúng đắn của vấn đề hay chốt lại những điểm chung và riêng của phần đã so sánh. Như vậy, tiểu kết phụ thuộc vào nội dung và phạm vi nó muốn bao quát.

 

 

1. Tiểu kết có quan trọng không?

Dạng đề chung ta hay gặp nhất là phân tích, tiểu kết ở cuối mỗi ý là một phần nên có, tiểu kết ở cuối bài (tổng kết nội dung, nghệ thuật) là cần phải có. Ví dụ khi phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc, chúng ta thường sẽ chia làm 5 cặp câu để phân tích. Sau khi phân tích mỗi cặp câu, chúng ta có thể có hoặc không một vài câu tóm lại ý chính. Nhưng ở cuối phải, trước khi kết bài, nhất định cần có phần khẳng định lại những nội dung đã phân tích ở trên.

Điều nguy hiểm nhất là thường chúng mình viết phần tiểu kết theo cảm tính, không có chủ đích. Cần chú ý viết tiểu kết là để các ý được gói lại gọn gàng, làm sáng và rõ mạch luận điểm chứ chúng mình không viết bừa đâu nhé!

 

2. Viết tiểu kết như thế nào?

Đối với tiểu kết ý, cách viết rất đơn giản: Chúng ta chỉ cần dùng một vài câu để NHẮC LẠI nội dung chính đã làm rõ ở trên. Điều này tương tự với việc chúng ta diễn đạt ý chính của một phần văn bản. Ví dụ sau khi phân tích hình ảnh con người trong bức tranh tứ bình (“Việt Bắc” - Tố Hữu), ta có thể viết: Hình ảnh con người lao động Việt Bắc vẫn luôn song hành cùng thiên nhiên. Nếu đan nón cần tỉ mỉ, cẩn thận thì “cô em gái hái măng một mình” lại thật dũng cảm và gan dạ. Tất cả nhân dân cùng đồng lòng đánh giặc, tiền tuyến ác liệt thì hậu phương cần mẫn, dốc sức vì độc lập dân tộc, vì một ngày mai tươi sáng hơn.

Đối với tiểu kết toàn bài, ngoài nhắc lại những gì đã có, ta có thể thoải mái mở rộng vấn đề hoặc thêm thắt nhận định để phần viết hấp dẫn hơn. Ví dụ, sau khi phân tích hình tượng người lính Tây Tiến, ta có thể viết: Quả thực “Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim” (Hoài Thanh) bởi Quang Dũng đã để từng con chữ thoát ra từ lồng ngực mình. “Tây Tiến” đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng, đó là bút pháp tương phản đầy ấn tượng của cảm hứng lãng mạn, là chất họa và chất nhạc đậm nét với giá trị biểu cảm mạnh mẽ, là cái bi tráng đưa đến những xúc động sâu sắc nhất trong lòng người đọc. Qua đó Quang Dũng đã khắc họa sâu đậm hình tượng người lính Tây Tiến trong cả cuộc sống chiến đấu gian khổ và sự hy sinh anh dũng, làm hiện lên vẻ đẹp toàn diện trong tâm hồn các anh, những người lính kiêu dũng, ngang tàng và lãng mạn, hào hoa. Ông cũng đã rất thành công khi đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ về những bóng áo lính thấp thoáng dáng dấp của những chinh phu trong văn học cổ, hay người hùng nước Vệ dứt áo lên đường, không hẹn ngày trở về.

 

3. Viết tiểu kết cần chú ý những gì?

Không lan man dài dòng.

Viết phải có chủ đích rõ ràng. Chỉ viết tiểu kết khi các phần trước đó đã làm sáng rõ chi tiết các ý cần thiết.

Và phải hướng đến một đối tượng nội dung cụ thể nhé!

 

4. Chị Hiên có hướng dẫn viết không ạ?

Có chứ, trong tất cả các khóa học của chị, đặc biệt là khoá CODE VĂN sắp khai giảng, chúng mình sẽ được hướng dẫn viết siêu chi tiết không chỉ là phần tiểu kết mà tất cả các phần trong bài văn nha! Đây là khóa học giúp em đạt 4/5đ phần NLVH và chắc chắn nếu bỏ lỡ thì sẽ rất đáng tiếc đó nhé: https://bit.ly/CODEVAN2022

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan