Bộ tài liệu kết bài lớp 9 - Văn học trung đại

Ngày 20/04/2023 14:18:48, lượt xem: 1950

Nếu em vẫn đang mất nhiều thời gian để viết một kết bài sao cho vừa ấn tượng lại vừa đầy đủ ý, tóm gọn lại nội dung cả bài thì đây chính là bài viết dành cho em.

Dưới đây là những kết bài cho các tác phẩm văn học trung đại - lớp 9. Các bạn lưu lại để tiện tham khảo và ôn tập thật tốt cho kì thi quan trong sắp tới nha

-------------------------------

 

ĐĂNG KÍ NGAY: KHÓA HỌC CHẠY VĂN

 

I. “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”

Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Hình ảnh người con gái Vũ Nương phải gieo mình xuống dòng sông Nhị Hà để chứng minh sự trong trắng trinh bạch của mình, khi bị chồng nghi oan, khiến cho người đọc vô cùng cảm động và xót xa:

           “Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
            Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng?
            Qua đây mới rõ nguồn cơn ấy,
            Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.”
(Lê Thánh Tông)

 

II. "CHỊ EM THÚY KIỂU"

Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được coi là đỉnh cao mẫu mực của nghệ thuật miêu tả (tả người) trong văn thơ trung đại xưa. Đặc biệt, với nhân vật Thúy Kiều tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp sắc sảo, đằm thắm về ngoại hình mà còn tập trung bút lực vào vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, cốt cách bên trong của nàng. Sự tinh tế trong cảm nhận, khéo léo dụng ý trong lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh miêu tả, Nguyễn Du với “Chị em Thúy Kiều” đã mang đến một bức chân dung hoàn mĩ có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc.

 

III. "CẢNH NGÀY XUÂN"

Nếu như trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", người đọc thấy được tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong việc khắc họa bức chân dung duyên dáng, sắc tài toàn vẹn của hai chị em Vân - Kiều thì trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân", người đọc một lần nữa lại thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của Nguyễn Du trong bức tranh mùa xuân thấm đượm tâm hồn con người. Chính tình yêu thiên nhiên đất nước con người đã tạo nên nguồn cảm hứng để ông say sưa với đời, lưu giữ trong kho tàng thi ca Việt Nam một bức tranh mùa xuân thật đặc biệt.

 

IV. "KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH"

Nguyễn Du quan niệm: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu...” Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Đoạn thơ miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật kết hợp bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện đã làm nổi bật cảnh ngộ của Kiều và chứng tỏ được tài năng, trái tim đồng cảm của Nguyễn Du đối với các nhân vật của mình. Hồn thơ ấy đã đi vào hàng triệu trái tim độc giả, để rồi các thế hệ sau cùng đồng cảm với một tiếng thơ: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên”.

 

ĐĂNG KÝ NGAY:
- 2K8 - KHOÁ HỌC KỸ NĂNG + LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHÓA HỌC ĐỌC : TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHÓA HỌC CHẠY VĂN: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHOÁ HỌC CẤP TỐC: TẠI ĐÂY 

- 2K8 - BỘ VIDEO KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHOÁ HỌC LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY

- KHÓA HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHUYÊN SÂU: TẠI ĐÂY

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

 

Tin liên quan