Dàn ý phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học - Lớp 9

Ngày 31/03/2023 17:28:16, lượt xem: 6805

-----------------------------------

 

  • LÀNG

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài

1. Khái quát tác giả tác phẩm

2. Phân tích

2.1: Tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

- Ông tự hào, hãnh diện về làng và kể về làng với niềm say mê, náo nức đến lạ thường:

  • Trước Cách mạng tháng Tám: Ông khoe con đường làng lát toàn đá xanh, trời mưa đi chẳng lấm chân; ông khoe sinh phần của một vị quan tổng đốc trong làng.
  • Khi kháng chiến bùng nổ: Ông khoe về một làng quê đi theo kháng chiến làm cách mạng; ông kể một cách rành rọt những hộ, những ụ, những giao thông hầm hào; ...

- Khi buộc ông phải tản cư, ông Hai đã rất nhớ về làng:

  • Ông thường xuyên chạy sang nhà bác Thứ để kể lể đủ thứ chuyện về làng, để vơi đi cái nỗi nhớ làng.
  • Ông nhớ về làng khi làm những công việc hàng ngày. Ở nơi tản cư, nỗi nhớ làng thường trực khiến ông Hai làm việc gì cũng không thôi nghĩ về làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”.
  • Ông thường xuyên theo dõi tình hình của làng cũng như tình hình chiến sự.

=> Tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt, Kim Lân đã thể hiện một cách rất tự nhiên, chân thực tình cảm, niềm tự hào của ông Hai đối với làng Chợ Dầu của mình.

 

2.2: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc

  • Tin làng Chợ Dầu theo Tây đến với ông Hai trong hoàn cảnh bi hài, ông lão đang vui vẻ vì được nghe toàn tin tốt về kháng chiến, vậy mà cái tin dữ lại đến với ông bất ngờ đến ngỡ ngàng, khó tin.
  • Khi mới nghe tin:
  • Ông lão chết lặng vì đau đớn, tủi hổ như không thể điều khiển được cơ thể của mình: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng hẳn đi, tưởng như không thở được”.
  • Cái tin ấy quá bất ngờ và khi trấn tĩnh lại, ông còn cố không tin vào cái tin dữ ấy. Nhưng rồi những người đi tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, “mắt thấy tai nghe”, làm ông không thể không tin
  • Sau giây phút ấy, tất cả dường như sụp đổ, tâm trí ông bị ám ảnh, lo lắng, day dứt. Ông vờ lảng ra chỗ khác, rồi về thẳng nhà. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”
  • Về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, tủi thân mà “nước mắt ông cứ giàn ra”. Muôn vàn nỗi lo ùa về trong tâm trí ông:
  • Ông lo cho số phận của những đứa con rồi sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian: “Chúng nó cũng là trẻ con  làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”.
  • Ông lo cho bao nhiêu người tản cư làng ông sẽ bị thù hằn, ghê tởm: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!... Suốt cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...”
  • Ông lo cho tương lai của gia đình rồi sẽ đi đâu, về đâu, làm ăn sinh sống ra sao: “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán làm sao? Ai người ta chứa”.
  • Một loại những câu hỏi gợi lên tâm trạng khủng hoảng, rối rắm, không có lối thoát của ông Hai. Trong trạng thái khủng hoảng, giận dữ ông nắm chặt hai tay mà rít: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để rồi nhục nhã thế này”.
  • Niềm tin bị phản bội, những mối nghi ngờ bùng lên và giằng xé trong ông: “ông kiểm điểm từng người trong óc”.
  • Mấy ngày sau đó, ông hoang mang, sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh: 
  • Ông không dám đi đâu, chỉ quẩn quanh ở nhà và nghe ngóng tình hình bên ngoài: “một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười xa xa ông cũng chột dạ”.
  • Lúc nào ông cũng nơm nớp, hoang mang, lo sợ tưởng như người ta để ý đến, bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông... là ông lùi ra một góc, nín thít: “Thôi lại chuyện ấy rồi!”.
  • Ông không dám nói chuyện với vợ, hay ông không dám nhìn thẳng vào thực tế phũ phàng đang làm ông đớn đau
  • Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông Hai rơi vào tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng và bế tắc hoàn toàn:
  • Ông thoáng có ý nghĩ “hay là trở về làng” – rồi ông lại gạt bỏ ý nghĩ về làng bởi “làng đã theo Tây, về làng là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ” 
  • Buộc phải lựa chọn một, ông đã tự xác định một cách đau đớn nhưng dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”

=> Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành sự sợ hãi, thường xuyên trong ông Hai, cùng với nỗi xót xa tủi hổ trước cái tin làng Chợ Dầu theo giặc. Quyết định của ông Hai đã khẳng định tình yêu nước mạnh mẽ, thiêng liêng, rộng lớn, bao trùm lên tình cảm của làng quê. Phải chăng chính niềm tin vào Đảng, cách mạng, kháng chiến đã hướng ông có sự lựa chọn đó

  • Nhưng dù đã dứt khoát như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với nơi mà ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó đến gần hết cuộc đời. Bởi vậy, ông muốn được tâm sự, như để phân bua, để minh oan, cởi bỏ nỗi lòng:
  • Ông rút hết nỗi lòng vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con ngây thơ, bé bỏng.
  • Tình yêu sâu nặng với làng, nên ông muốn lí trí và trái tim bé bỏng của con phải khắc sâu, ghi nhớ câu: “Nhà ta ở làng chợ Dầu” – nơi chôn rau cắt rốn của bố con ông.
  • Ông nhắc cho con về tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cụ Hồ của bố con ông: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ soi xét cho bố con ông”.
  • Ông khẳng định tình cảm sâu nặng, bền vững và rất thiêng liêng ấy: “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì có bao giờ dám đơn sai”

=> Dưới hình thức trò chuyện, tâm sự với đứa con, nhưng thực chất là lời tự vấn, để tự minh oan và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình với làng, kháng chiến, cách mạng; để làm vơi đi phần nào những khổ tâm đã dằn vặt ông bấy lâu nay

=> Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai, Kim Lân đã khám phá và làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn người nông dân cách mạng: hài hòa giữa tình yêu làng và lòng yêu nước, có lòng nhiệt tình cách mạng.

 

2.3: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính

  • Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, như có một phép hồi sinh khiến thái độ ông Hai  thay đổi hẳn: “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”.
  • Tin cải chính giúp rũ sạch mọi đau khổ, tủi nhục, bế tắc và đưa ông trở về với “thói quen” cũ, lật đật đi khắp nơi khoe làng: “Tây nó đốt nhà tôi rồi các bác ạ! Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính cái làng Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo, láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả”
  • Ông Hai khoe việc Tây đốt nhà một cách hào hứng:
  • Đối với người nông dân, căn nhà là tất cả cơ nghiệp, là biết bao công cày cuốc mà nên. Vậy mà ông sung sướng, hả hê loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn!” một cách tự hào như một niềm vui, niềm hạnh phúc.
  • Đó là minh chứng hùng hồn, chứng minh cho làng ông, cho bố con gia đình ông và những người tản cư trên đây không theo giặc, vẫn một lòng thủy chung, tình nghĩa và sẵn sàng hi sinh tất cả cho kháng chiến.

=> Ông Hai chỉ là một người nông dân bình thường như bao người nông dân khác nhưng ông đã biết hi sinh tài sản riêng của mình cho kháng chiến. Điều này cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu và tiềm thức của người dân để trở thành cuộc kháng chiến toàn dân. 

  • Ông phấn khởi mua quà về chia cho các con và có ý định nuôi con lợn để ăn mừng ...

=> Tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai thực sự sâu sắc và khiến người đọc vô cùng cảm động. Tin cải chính đã trả lại cho ông tình yêu, niềm tự hào sâu sắc về làng. Nó đã xây dựng lên trong ông những “bức tường thành” vững chắc không súng đạn nào có thể công phá, thiêu cháy được.
 

3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật

 

III. Kết bài

 

ĐỌC THÊM: DÀN Ý PHÂN TÍCH CÁC TÁC PHẨM THƠ LỚP 9 - HỌC KÌ 1

 

  • LẶNG LẼ SAPA

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài

1. Khái quát tác giả tác phẩm

2. Phân tích

2.1: Một người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công việc

  • Một người yêu nghề, dám chấp nhận hy sinh:
  • Chấp nhận sống và làm việc trong một hoàn cảnh, môi trường đặc biệt:Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.
  • Coi công việc như một người bạn: “Khi ta làm việc,ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?.... Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi,cháu buồn chết mất”.
  • Tìm thấy những ý nghĩa trong công việc: “báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.
  • Tự hào và hạnh phúc bởi anh không  chỉ giúp ích  cho lao động mà cả trong chiến đấu: Phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
  • Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát song anh vẫn luôn tự giác,tận tụy: Mỗi ngày đều có 4 lần đi “ốp” để báo về nhà,không ngần ngại những đêm mưa tuyết,...
  • Tác phong làm việc khoa học,nghiêm túc,đúng giờ giấc và chính xác đến từng phút: Anh đếm từng phút trong cuộc gặp gỡ vì sợ hết ba mươi phút.
  • Anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc của mình

=> Anh thanh niên là hiện thân cho những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương,đất nước thêm giàu đẹp.

 

2.2: Một người có tinh thần lạc quan và yêu tha thiết cuộc sống

  • Anh biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống của mình bằng việc trồng đủ các loài hoa rực rỡ để làm đẹp cho ngôi nhà mình ở; nuôi gà,nuôi ong để làm giàu nguồn lương thực cho mình.
  • Luôn tự trau dồi bản thân bằng cách đọc qua sách, để nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống.
  • Không chỉ sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, mà ngay trong cuộc sống anh cũng thật gọn gàng,ngăn nắp: Một căn nhà ba gian sạch sẽ khiến ông họa sĩ phải trầm trồ và bất ngờ.
  • Tinh thần lạc quan đã là điểm tựa vững bền giúp anh chủ động vượt lên hoàn cảnh còn nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần và tìm được niềm vui,ý nghĩa của cuộc sống.

 

2.3: Một con người chân thành,cởi mở và hiếu khách

  • Thể hiện ở nỗi thèm người, muốn được nhìn ngắm,trò chuyện với con người. Vì thế, anh đã lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng những chuyến xe hiếm hoi.
  • Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất cả cuống cuồng như không kiềm được cảm xúc: “anh chạy vụt đi,cũng tất tả như khi đến”, “người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ”.
  • Anh là một người thân thiện,cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu: Niềm nở,hồ hởi không giấu lòng,pha trà,tặng hoa và cả quà ăn đường.
  • Trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ:Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
  • Anh quan tâm, chu đáo đến cả những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng yêu thương, sẻ chia:Nghe bác lái xe kể về việc vợ mình bị bệnh, anh đã lặng lẽ đi tìm củ tam thất để bác gái ngâm rượu uống.
  • Anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng cho phẩm chất và con người nơi mảnh đất Sa Pa 

 

2.4: Một con người khiêm tốn.

  • Công việc của anh đang làm góp một phần quan trọng cho những bước chuyển mình của đất nước:phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.
  • Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại: “Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”.

=> Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ. Giữa thiên nhiên im lặng, hắt hiu, giữa cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa đã vang lên những âm thanh trong sáng,những sắc màu lung linh của những con người lao động mới như anh. 

 

3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật

 

III. Kết bài

 

ĐĂNG KÍ NGAY: KHÓA HỌC CHẠY VĂN - LỚP 9

 

  • CHIẾC LƯỢC NGÀ

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài

  1. Khái quát tác giả tác phẩm
  2. Phân tích

2.1: Ông Sáu trong ba ngày về phép thăm nhà.

  • Trở về sau tám năm xa cách, bao nỗi nhớ thương khiến ông Sáu xúc động mãnh liệt. 
  • Nôn nao trong lòng, không ghìm được xúc động khiến vết thẹo trên má đỏ ửng, giật giật, trông dễ sợ. 
  • Ông háo hức, vội vã như không thể ghìm thêm giây phút nào: “Không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra...vội vàng  với những bước chân dài”. 
  • Ông kêu to hai tiếng thiêng liêng, thèm khát được gọi, được nghe bấy lâu nay: “Thu! Con”. 
  • Trước thái độ bất thường của con, ông rơi vào tâm trạng đau đớn, tủi hổ đến vô cùng: “Anh đứng sững lại đó, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

=> Những từ miêu tả “đứng sững lại”, “mặt anh sầm lại” và “tay buông xuống như bị gãy” đã diễn tả được nỗi đau dường như quá lớn, quá sức chịu đựng với ông Sáu. 

  • Trong ba ngày nghỉ phép, ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi, kiên nhẫn chờ đợi tình cảm ở con. 
  • Ông không đi đâu xa, mà luôn gần gũi, “lúc nào cũng vỗ về  con”. Ông muốn bồi đắp cho con suốt tám năm trời xa cách.
  • Ông không trách giận mà chỉ khẽ lắc đầu trước sự bướng bỉnh của con bé.
  • Thậm chí khi con bé từ chối một cách quyết liệt. Chăm sóc của ông, đau đớn đến độ không giữ được bình tĩnh mà đánh con một cái.

=> Ông vô cùng dịu dàng, kiên nhẫn, khoan dung với con.

  • Khi chia tay thì tình cảm cha con sâu nặng đã được bộc lộ rất xúc động: 
  • Ông không dám lại gần con bé, “chỉ đứng nhìn nó, ... với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”, cố gắng kìm giữ cái ham muốn được ôm con vào lòng
  • Khi con bé nhận ông, ông “kìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc, một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”. Ông không muốn con bé trông thấy những giọt nước mắt yêu đuối của mình, đó cũng là những giọt nước mắt hạnh phúc ứa ra từ nỗi xúc động và thương con sâu sắc.
  • Ông hứa với con bé sẽ trở về với chiếc lược ngà tặng con.

=> Tác giả đã tái hiện được tình cảm yêu thương con sâu sắc của ông Sáu, nó đã chiến thắng sự tàn bạo của chiến tranh, chiến thắng mọi biệt ly, cách trở. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy.

 

2.2:  Khi ông Sáu trở lại chiến trường

  • Ông luôn ân hận, khô tâm vì nỡ trách phạt con. 
  • Ông dồn tất cả tình yêu và nỗi nhớ vào việc làm chiếc lược ngà tặng con. 
  • Khi kiếm được khúc ngà, ông không ghìm được xúc động, đã “hớn hở như một đứa trẻ được quà”.
  • Ông cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và tốn công như người thợ mạc
  • Ông “tẩn mẩn” khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu – con của ba”.
  • Những lúc nhớ con, ông lại đem cây lược ra ngắm và mài lên tóc cho cây lược thêm bóng

=> Ông Sáu đã dồn hết tất cả tình cảm của mình dành cho con vào việc làm chiếc lược ngà, dẫu cây lược đó chưa lần nào được trải trên mái tóc của bé Thu nhưng đã phần nào gỡ rối những nỗi tơ lòng, vơi đi nỗi dày vò ân hận và nuôi dưỡng khát vọng đoàn viên.

  • Thậm chí, cái chết cũng không lấy đi được tình yêu con của ông Sáu:
  • Trong một trận càn, vết thương đã khiến ông kiệt sức, vậy mà ông vẫn dốc hết toàn lực, trao cây lược ngà cho đồng đội mang về cho bé Thu. Trong giây phút, ông ủy thác, gửi gắm tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình qua ánh mắt.
  • Cây lược được trao tận tay cho bé Thu, điều đó cho thấy tinh cha con đã không hề chết mà trở thành điểm tựa để nâng đỡ bé Thu trưởng thành.

=> Ông Sáu trở thành một biểu tượng đẹp cho tình yêu thương; sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình, qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con. 

 

3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật

 

III. Kết bài

 

  • NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài

1. Khái quát tác giả tác phẩm

2. Phân tích

2.1: Nữ thanh niên xung phong mang phẩm chất anh hùng:

  • Phương Định đảm nhiệm một nhiệm vụ vô cùng vất vả và nguy hiểm: Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn.
  • Quả cảm, kiên cường và giàu lòng yêu nước: Ba năm đảm nhiệm trên tuyến đường Trường Sơn, phải đảm nhận một công việc mà dẫu đã làm bao nhiêu lần cũng không thể quen, vẫn luôn thấy căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão” và “tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
  • Phẩm chất anh hùng của Phương Định được Lê Minh Khuê thử thách trong một lần phá bom nổ chậm. Cô đã thể hiện:
  • Có tinh thần trách nhiệm, quên mình vì công việc: “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”
  • Bình tĩnh, tự tin chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Khi đến gần quả bom, cô không cúi khom mà đi thẳng người như một sự thách thức.
  • Dũng cảm, gan dạ đối đầu với những nguy hiểm: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt”, nhưng cô không hề bỏ cuộc.

=> Phương Định là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng, quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

 

2.2: Một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm, lãng mạn:

  • Nét đẹp trẻ trung và đầy nữ tính:
  • Cô quan tâm tới hình thức bên ngoài: Luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về một đôi mắt có cái nhìn sao mà xa xăm.
  • Cô rất tự tin và tự hào về nét riêng của mình: Cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn và tự đánh giá về ngoại hình của mình, thấy bản thân mình là một cô gái khá.
  • Cô thích làm duyên và đắm mình trong những cảm xúc riêng tư: Thích ngắm mình trong gương và làm điệu trước mặt các anh bộ đội.
  • Cô cũng hồn nhiên, yêu đời và mang một tâm hồn mơ mộng:
  • Trong những khoảng thời gian không làm nhiệm vụ, cô thích hát để quên đi những căng thẳng và thêm yêu đời: Cứ thuộc một nhịp điệu nào đó thì cô lại tự bịa ra lời bài hát để ngân nga.
  • Hồn nhiên, vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá bất ngờ giữa rừng.
  • Thả hồn trong những kỉ niệm xa xôi: Cô nhớ về những căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố; những khung cửa sổ, những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội,… Những kỉ niệm này đã nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn cô trong cuộc chiến gian khổ và khốc liệt.

=> Phương Định vào chiến trường ba năm, hàng ngày phải đối mặt với khó khăn gian khổ nhưng cô vẫn giữ gìn vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình. Đó chính là biểu hiện của sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ đất Hà Thành.

 

2.3: Gắn bó, yêu thương với tất cả đồng đội.

  • Luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội: Khi đồng đội ở trên cao điểm, còn Phương Định trong hang để trực điện đài cô đã gắt với đội trưởng; sốt ruột chạy ra ngoài một tí;…
  • Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho đồng đội như đứa em trong nhà: Cô bóc kẹo cho Nho ăn; khi Nho bị thương thì lo lắng, chăm sóc tận tình cho Nho và cảm thấy đau đớn như chính mình bị thương; chỉ muốn bế Nho ở trên tay.
  • Cô rất thấu hiểu những cảm xúc, tâm trạng chị Thao khi Nho bị thương và coi chị như người chị cả trong gia đình.

=> Lê Minh Khuê đã xây dựng thành công nhân vật Phương Định, một người thiếu nữ trẻ trung, mơ mộng, giữa chiến tranh khốc liệt vẫn tràn đầy niềm tin yêu. Cô xứng đáng trở thành biểu tượng của nhân vật nữ anh hùng trong văn xuôi chống Mĩ.

 

3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật

 

III. Kết bài


 

ĐĂNG KÝ NGAY:
- 2K8 - KHOÁ HỌC KỸ NĂNG + LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHÓA HỌC CHẠY VĂN: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHOÁ HỌC CẤP TỐC: TẠI ĐÂY 

- 2K8 - BỘ VIDEO KHOÁ HỌC BỒI DƯỠNG: TẠI ĐÂY

- 2K8 - KHOÁ HỌC LUYỆN ĐỀ: TẠI ĐÂY

- KHÓA HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHUYÊN: TẠI ĐÂY

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

 

Tin liên quan