BỘ MỞ BÀI ĐẶC SẮC VỚI 5 TÁC PHẨM THƠ (PHẦN 2)

Ngày 15/06/2021 17:30:27, lượt xem: 2662

Gửi tặng các bạn nhỏ bộ mở bài độc đáo, đặc sắc về 5 tác phẩm thơ của chương trình 12. Mong rằng món nhỏ của team Học Văn Chị Hiên sẽ giúp các bạn mở rộng được kho kiến thức của mình để ôn thi thật tốt nhé!!
Chúc các em thành công!

Đọc phần 1 của bài viết TẠI ĐÂY.

 

III. MỞ BÀI TÁC PHẨM "VIỆT BẮC" (TỐ HỮU)

1. Mẫu 1:
Trong “Tiếng hát con tàu” Chế Lan Viên đã viết:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”!
Trong quá trình sáng tác nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩ đều có một không gian nghệ thuật của riêng mình, không gian ấy là nơi gắn bó sâu nặng với cuộc đời sáng tác của mỗi người. Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường một đời tìm về với Huế thương, Hoàng Cầm cả cuộc đời gắn với mảnh đất Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống “nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”. Thì Tố Hữu lại một lòng một dạ với mảnh đất tình nghĩa Việt Bắc. Một trong những thi phẩm được đánh giá “đỉnh cao đời thơ Tố Hữu” đó là “Việt Bắc” + Vấn đề nghị luận.

2. Mẫu 2:
Tôi từng đọc được nhận định của nhà thơ Xuân Diệu về Tố Hữu thế này: “...Không phải một cây bút trong tay Tố Hữu, mà nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng, văn chương chiến đấu, gian khổ, quyết tâm cũng lại cũng là văn chương chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên nhạc, nên thơ”. Nhận định trên vừa đúng với “Việt Bắc” - một đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu bước lên. + Vấn đề nghị luận. 

 

 

XEM THÊM BỘ KẾT BÀI 4 TÁC PHẨM THƠ (PHẦN 1)

 

IV. MỞ BÀI TÁC PHẨM "ĐẤT NƯỚC" (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)

Đất nước ta đã đi qua ba mươi năm của hai cuộc chiến tranh trường kì gian khổ song đó cũng là khoảng thời gian thật huy hoàng:
“Cha ông ta đâu bố trí những binh đoàn
Trên đỉnh Trường Sơn dọc bờ Đông Hải
Tên Tổ quốc vang vang ngoài bờ cõi
Ta đội triệu tấn bom để hái mặt trời hồng”
Trong bối cảnh ấy, đất nước đã bước vào thơ ca nghệ thuật trở thành một điểm nhấn quan trọng, một đề tài lớn. Để phản chiếu cả một diện mạo đất nước trong suốt ba mươi năm ấy vào trong thơ, thể loại trường ca đã xuất hiện. Nhắc đến trường ca trong giai đoạn này, ta không thể không nhắc tới trường ca “Đất nước hình tia chớp” của Trần Mạnh Hảo, trường ca “Chim Chơ - rao” của Thu Bồn, “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo… Nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu ta không nhắc đến trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn trích “Đất Nước” nằm ở chương năm của trường ca đã để lại nhiều dấu ấn sâm đậm trong lòng độc giả + Vấn đề nghị luận. 

 

 

V. MỞ BÀI TÁC PHẨM "ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA" (THANH THẢO)

“Những giọt sương lặn vào cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương”
(Thanh Thảo,“Bùng nổ của mùa xuân”)
Nhắc đến Thanh Thảo là nhắc đến những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, thanh cao, bất khuất và những cái đẹp lặng thầm bé nhỏ mà xiết bao kì diệu - cái đẹp của giản dị tự nhiên, vô tư như tự nhiên. Song ông còn tha thiết hơn với việc tìm tòi, khám phá, sáng tạo cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do để đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm thành công, kết tinh nỗ lực tìm tòi và sáng tạo một mô hình mở, khước từ mọi khuôn mẫu ổn định, quen thuộc để giải phóng cảm xúc và hình tượng + Vấn đề nghị luận. 

 

 

Để giai đoạn ôn thi nước rút dễ dàng hơn, các em hãy nhanh tay sở hữu TUYỂN TẬP 50 BÀI VĂN MẪU TRỌNG TÂM tại đây nhé! 

Khám phá cuốn sách với bản đọc thử siêu chất lượng nha.

 

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan