Đề thi thử số 1

Ngày 09/11/2018 22:30:28, lượt xem: 1959

 

Ta về mình có nhớ ta,

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

Từ đó liên hệ với bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang của Huy Cận (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về sự khác biệt trong cảm nhận thiên nhiên của hai tác giả.

HƯỚNG DẪN

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.

* Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Việt Bắc:

– 2 câu đầu: định hướng miêu tả bức tranh: hòa hợp vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

– Phân tích lần lượt 4 cặp lục bát: bức tranh mùa đông, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu.

– Nhận xét: Trình tự sắp xếp 4 mùa; sự đan xen 1 câu tả thiên nhiên, 1 câu tả con người; màu sắc, hình ảnh tươi sáng của bức tranh; nghệ thuật đoạn thơ.

* Liên hệ với bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang (Huy Cận):

– Bức tranh sông nước rộng lớn, mênh mông, chia lìa, hoang vắng.

– Con người xuất hiện qua những ẩn dụ về sự nhỏ bé, đơn chiếc, lạc loài, trong sự phủ định (không tồn tại), trong nỗi nhớ quê hương.

– Nhận xét về nghệ thuật: thể thơ, biện pháp tu từ,…

* Nhận xét vể sự khác biệt trong cảm nhận thiên nhiên của 2 tác giả:

– Việt Bắc: Thiên nhiên ấm áp, tràn đầy sức sống, hòa hợp với con người.

– Tràng giang: Thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, chia lìa nhau và xa cách với con người.

Lý giải sự khác biệt: do hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và phong cách nghệ thuật của 2 nhà thơ khác nhau. (Sau này khi tìm được sự hòa hợp, tìm được lối thoát khỏi cái tôi cô đơn, Huy Cận cũng cảm nhận được thiên nhiên trong sự hồi sinh, gắn bó với con người: Đất nở hoa, Trời mỗi ngày lại sáng).

Tin liên quan