ĐÁP ÁN: RỪNG XÀ NU

Ngày 01/04/2020 21:15:40, lượt xem: 2117

ĐÁP ÁN: RỪNG XÀ NU

 

Dạng 1: Dạng đề so sánh

Đề 1: 

Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài:

*Luận điểm 1: dẫn chung

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú. 

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi, tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” và nhân vật Chiến

*Luận điểm 2: phân tích và so sánh hai nhân vật

=> Các em phân tích hai nhân vật dựa trên kiến thức đã học sau đó rút ra: 

  • Họ đều là những người con được sinh ra là lớn lên trong truyền thống bất khuất của gia đình, quê hương và dân tộc

  • Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu

  • Họ chiến đấu bởi sức mạnh căm thù giặc

  • Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm: sống có lí tưởng, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, có ý chí, quyết tâm và nghị lực

  • Đều là những anh hùng giàu lòng yêu thương

  • Đều có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời.

Kết bài: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

 

Đề 2:

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định

Thân bài:

*Luận điểm 1: Dẫn chung:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú

  • Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” và nhân vật A Phủ

  • Dẫn dắt vào nhận định 

  • Dẫn dắt vào nhận định           

*Luận điểm 2: Giải thích nhận định

 Tìm đường, nhận đường là vấn đề nhận thức về lý tưởng – mục đích cao nhất của cuộc sống.

– Nhân vật A Phủ của Tô Hoài được coi là nhân vật đang trên đường đi tìm lý tưởng và nhận thức lý tưởng. Nhân vật Tnú đã có lý tưởng ngày khi anh còn nhỏ.

→ Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ  A Phủ dần khép lại. Có nghĩa Tnú là hệ nối tiếp, đi sau sẽ có những bước phát triển và phẩm chất mới mẻ hơn so với nhân vật đàn anh A Phủ.                             

*Luận điểm 3: Phân tích nhân vật A Phủ: các em phân tích nhân vật A Phủ ngắn gọn dựa theo những ý chính sau:

  • A Phủ có số phận éo le, bất hạnh, đầy thương cảm nhưng lại mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp.

  • A Phủ là nạn nhân của cường quyền, bị áp bức bóc lột do bọn chủ nô phong kiến miền núi.

  • A Phủ là chàng trai yêu tự do, ham sống, luôn khao khát hạnh phúc, tự do.

*Luận điểm 4: Phân tích nhân vật Tnú: các em phân tích nhân vật Tnú ngắn gọn dựa trên những ý cơ bản sau:

  • Tnú là một con người gan góc, dũng cảm, mưu trí.

  • Tnú có một trái tim đầy yêu thương và lòng căm thù giặc luôn sục sôi.

  • Tnú vượt qua bi kịch cá nhân để trở thành người chiến sĩ cách mạng.

  • Tnú là người có tình cảm sâu nặng với người dân và bản làng Xô Man.

*Luận điểm 5: So sánh để thấy phẩm chất riêng của Tnú:

* Đều sinh ra từ những vùng cao xa xôi, hẻo lánh:

– A Phủ sinh ra tại vùng núi Tây Bắc.

– Tnú sinh tại vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.

* Đều mồ côi:

– Cha mẹ A Phủ mất trong dịch đậu mùa khi đó cậu chừng 10 tuổi. Lần lần đi làm thuê cho nhà người.

– Tnú cũng mồ côi từ nhỏ được dân làng STrá nuôi dưỡng.

* Lớn lên đều là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng:

+ A Phủ được ví như con trâu tốt trong làng.

+ Tnú được ví như cây xà nu cường tráng bất chấp đạn bom.

* Cả hai đều có phẩm chất dũng mãnh, căm thù cái ác, sự bất công và đi theo cách mạng:

– A Phủ

+ Chống lại A Sử – con quan khi hắn phá cuộc chơi → không sợ cường quyền.

+ Sau khi được Mị cắt dây cởi trói, chạy đến vùng Phiềng Sa, được người cán bộ A Châu giác ngộ, anh đã là du kích hoạt động rất tích cực.

– Tnú:

+ Gan góc quả cảm ngay từ nhỏ (Chi tiết: Nuôi giấu cán bộ, nuốt thư khi bị bắt)

+ Chỉ huy dân làng mài vũ khí, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.

+ Mặc dù chịu nhiều đau thương: vợ con mất, bàn tay bị đốt nhưng anh vẫn đi lực lượng cầm vũ khí chiến đấu.

.2.Sự khác biệt

a. A Phủ

* Cảnh ngộ của A Phủ rất đáng thương.

– A Phủ mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ

– Nạn nhân của những tập tục phong kiến lạc hậu

– Kiếp sống nô lệ ngựa trâu cho nhà thống lí.

* Tính cách của A Phủ rất đặc biệt:

– Gan góc, có ý thức phản kháng mỗi khi không chịu nổi điều gì (chi tiết: đánh A Sử; để hổ bắt mất một con bò, anh không van xin, không cầu cứu, đêm cúi xuống nhay đứt hai vòng dây trói; khi được Mị cứu, anh quật sức chạy thoát)

– Tuy nhiên do bị đọa đày triền miên khiến trong anh còn rơi vào tình trạng chấp nhận, cam chịu(chi tiết: tập tễnh đi giết lợn phục dịch những kẻ vừa hành hạ mình; một mình rong ruổi ngoài rừng mà không chạy trốn; nghe lời thống lí tự đi lấy cọc, đóng cọc, lấy dây để hắn trói mình) → thói quen cam chịu, cam phận của người nông dân trên các vùng núi cao, khi ánh sáng của Đảng chưa vươn tới. Họ sống như trong đêm tối không biết đường ra, không ai chỉ đường vạch lối. Đến khi cái chết cận kề, họ mới biết dựa vào nhau để giành giật lấy sự sống.

→ Tô Hoài rất biện chứng trong hai mặt đối lập của nhân vật và chỉ ra cho người đọc thấy đó là bước tìm đường, nhận đường của A Phủ để sau này sang Phiềng Sa gặp A Châu (cán bộ Đảng), anh được giác ngộ và sẵn sàng cầm súng trở thành du kích quay về giải phóng quê hương.

b. Tnú:

– Khác với A Phủ, câu chuyện về cuộc đời của Tnú được mở ra từ chính câu chuyện về A Phủ được khép lại.

+ Tnú mồ côi nhưng được sống trong vòng tay yêu thương đùm bọc của dân làng Xô Man.

+ Được gần cán bộ cách mạng là anh Quyết, được dạy chữ để sau này tiếp nối làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng ở quê hương.

→ Tnú có những điều kiện mà các nhân vật anh hùng miền sơn cước trước đó chưa có, hay chỉ có khi đã trải qua vô vàn đau khổ, gian truân.

Vì thế, ở Tnú không còn là nhân vật tìm đường nữa, anh đã có những điều kiện thuận lợi và phẩm chất mới mẻ, vượt xa với A Phủ

– Tnú có một bi kịch đau đớn nhưng vượt lên hoàn cảnh đau thương, anh lên đường vào lực lượng vũ trang tiếp tục chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Đánh giá chung

 – Tnú – người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất thật đáng quý. Anh may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:

+ Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.

+ Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

+ Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.

– Nhưng “Lớp cha trước, lớp con sau /  Đã thành đồng chí chung câu quân hành” tất cả các anh đều là những người con ưu tú của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp 

Kết bài: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng.

 

Đề 3: 

Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài:

*Luận điểm 1: Dẫn chung

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Mai

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và nhân vật người đàn bà hàng chài

  • Khái quát tình mẫu tử của hai nhân vật

*Luận điểm 2: Nhân vật Mai:

  • Sớm giác ngộ cách mạng, có niềm tin, tình yêu với cách mạng.

  • Từ nhỏ đã thể hiện là một cô bé thông minh, khéo léo.

  • Mai là người phụ nữ kiên cường, không hề run sợ trước kẻ thù, mang trong mình tình yêu con hết mực:

+Dù sinh con chưa đầy tháng nhưng đứng trước kẻ thù, chị đã: “ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục

+ “Mai thét lên một tiếng, chị vội tháo tấm địu kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây sắt giáng xuống lưng”; “cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng”, “không nghe tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi nín bặt”

+ Một người mẹ sẵn sàng lấy thân mình để che chở cho con như một mẹ gà dũng cảm dùng hết sức để cứu con khỏi bầy diều quạ. Cái chết của Mai và đứa bé khiến người đọc xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng và căm phẫn tội ác của  bọn đế quốc.

*Luận điểm 3: Nhân vật người đàn bà hàng chài:

  • Ngoại hình

  • Gia cảnh

  • Vẻ đẹp tình mẫu tử:

  • Cam chịu mọi khổ đau để chắt lọc niềm vui cho con: chịu bị chồng đánh dã man để đổi lấy bữa ăn no cho những đứa con của mình

  • Tâm niệm: “sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Bị chồng đánh đập thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Vậy mà bà không chống trả, không trốn chạy cũng không bỏ lão chồng vì để nuôi đàn con nhỏ dại bà cần một người đàn ông trên thuyền.

  • Thương con nên xin chồng đừng đánh trước mặt con, khi thấy con bênh vực mình mà đánh lại bố nó, bà thấy đau lòng, tủi hổ: “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”.

  • Cảm thấy xấu hổ, có lỗi khi để con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, lo lắng cho việc con đánh trả bố là trái luân thường đạo lí.Bà cam chịu bị chồng đánh mà không hề kêu than hay từ bỏ lão cũng bởi vì con, hành động của thằng bé khiến chị sực tỉnh vì nghĩ đến sự phát triển nhân cách của đứa con sau này. 

*Luận điểm 4: So sánh vẻ đẹp tình mẫu tử ở hai nhân vật:

  • Giống nhau: Hai nhân vật đều mang một tình mẫu tử sâu sắc và cao cả, họ là những người mẹ sẵn sàng chết vì con, giàu đức hi sinh cao cả.

  • Khác nhau:

  • Mai đại diện cho những người phụ nữ, những người mẹ Tây Nguyên nên nỗi đau của Mai là nỗi đau của cả dân tộc trong thời kì chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

  • Người đàn bà hàng chài lại là hiện thân của người mẹ trong cuộc sống đời thường lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, một đời chịu thương chịu khó vì chồng, vì con phải hứng chịu nỗi bất hạnh từ đói nghèo và bạo lực gia đình.

Kết bài: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 4. 

Đề 5. Tương tự đề 3

Đề 6: 

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:

*Luận điểm 1: Dẫn chung

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú.

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi, tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” và nhân vật Việt

*Luận điểm 2:Phân tích hai nhân vật qua đoạn trích(sử dụng kiến thức nền để phân tích hai nhân vật trong đoạn trích)

*Luận điểm 3:so sánh

-Tương đồng:

  • Đều có lòng dũng cảm, gan dạ, kiên cường, bất khuất trước kẻ thù 

  • Đều chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc, quê hương, có niềm tin vào Cách mạng

  • Khác biệt

  • Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống chiến đấu, tuổi còn trẻ nên vẫn mang cái hồn nhiên, vô tư vào chiến trường

  • Tnú lao ra để bảo vệ cho mẹ con Mai, mang trong mình nỗi căm thù, tức giận cực điểm, anh chiến đấu, cam chịu vì lí tưởng của cả buôn làng Xô Man

Kết bài: khẳng định lại vấn đề, liên hệ mở rộng

 

Dạng 2: Nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm

 

Đề 1:

Mở bài:dẫn dắt, nếu vấn đề nghị luận

Thân bài:

*Luận điểm 1: Dẫn chung

-Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú 

-Giải thích trích dân

*Luận điểm 2: chứng minh nhận định: Các em sử dụng kiến thức nền để chứng minh dựa vào những ý cơ bản sau:

-Cuộc đời bi tráng của Tnú

-Tnú dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng:

+Một mình tay không giữa bọn giặc

+Cụ Mết với du kích khi cứu được Tnú đã nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.”

+Dù bị đốt cụt mười đầu ngón tay nhưng Tnú vẫn gia nhập lực lượng chiến đấu, giải phóng quê hương.

Kết bài: khẳng định vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 2:

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:

*Luận điểm 1: Dẫn chung:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú.

  • Giải thích nhận định

*Luận điểm 2:Phân tích:các em chứng minh bằng kiến thức nền đã học

Kết bài: khẳng định vấn đề, lên hệ mở rộng

Đề 3,4,5 tương tự

 

Dạng 3: Phân tích truyện ngắn hoặc các chi tiết trong truyện

Đề 1

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và hình tượng cây xà nu, rừng xà nu.

*Luận điểm 2: Phân tích

Dựa vào kiến thức nền đã học, các em lần lượt phân tích hình tượng rừng xà nu và cây xà nu

 Kết bài: khẳng định vấn đề, lên hệ mở rộng

Đề 2: 

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú.

*Luận điểm 2: dựa vào kiến thức nền đã học, phân tích hình tượng nhân vật Tnú

Kết bài: khẳng định vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 3:

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu”

*Luận điểm 2: Giải thích “tính sử thi”: Sử thi hay trường ca là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.

*Luận điểm 3: Dựa vào kiến thức nền đã học, các em chứng minh tính sử thi trong tác phẩm nhé

Kết bài:  khẳng định vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 4:

Đề 3:

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu”

*Luận điểm 2: Phân tích

-Cụ Mết:  

+Là thế hệ đi trước, tham gia chống giặc từ thời chống Pháp

+Là cây xà nu đại thụ của làng Xô man (được miêu tả qua dáng vẻ, cách nói, bản lĩnh, tấm lòng yêu thương đối với dân làng, đối với quê hương…là hình ảnh biểu tượng biểu tượng cho sức mạnh tinh thần có tính truyền thống, cội nguồn của các dân tộc Tây Nguyên.

+Là linh hồn của cuộc chiến đấu, là gạch nối giữa Đảng và dân làng đến với Cách mạng ; vững vàng, gan góc trong đấu tranh ; yêu thương chăm sóc thế hệ tương lai ; yêu quê hương, tự hào về quê hương của mình…)

=> Cụ Mết tiêu biểu cho thế hệ già làng trong cuộc đấu tranh của dân tộc.

-Nhân vật Tnú: Được tác giả tập trung khắc họa tính cách lẫn số phận, mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của nhân dân Tây Nguyên.

* Số phận:

- Nhỏ: mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của dân làng

- Trưởng thành: Số phận của Tnú giống như số phận của người làng Xô man:

· Có gia đình, vợ, con nhưng đều bị giặc sát hại dã man.

· Bản thân Tnú cũng mang thương tích trên thân thể- hậu quả của những đòn tra tấn của kẻ thù: tấm lưng lằn ngang dọc, bàn tay cụt mười ngón.

* Phẩm chất:

- Là một chú bé gan góc, táo bạo, trung thực, trung thành với Cách mạng 

- Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương

- Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thù cho quê hương và gia đình

- Có tinh thần kỷ luật cao : Ba năm đi bộ đội, dù nhớ làng nhưng được phép cấp trên mới dám về thăm làng. Khi được về thăm làng, dù rất lưu luyến song anh chấp hành đúng qui định, ở lại một đêm rồi ra đi…

 - Dít:

Cùng với Tnú là đại diện cho thế hệ thanh niên, là lực lượng chiến đấu chính của dân làng- những cây xà nu đã trưởng thành.

+ Phẩm chất gan dạ, dũng cảm.

+ Tôn trọng kỉ luật

-Bé Heng:

+Đại diện cho thế hệ măng non sẵn sàng tiếp bước cha anh. Rất háo hức tham gia đánh giặc, rất thông thuộc, tự hào về trận địa của dân làng.

+Mai, Dít, bé Heng…là (sự dũng cảm của Mai, sự bình tĩnh, vững vàng của Dít và sự lạc quan trong sáng của bé Heng).

=>Các thế hệ nhân dân Xôman tiếp nối trong cuộc chiến đấu, càng về sau càng lớn mạnh. Nhà văn đã xây dựng được hệ thống nhân vật tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ

Kết bài: khẳng định vấn đề vào liên hệ mở rộng

Đề 5:

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu”

*Luận điểm 2: Phân tích(các em dựa vào kiến thức về cây xà nu và rừng xà nu để phân tích nhé)

Kết bài: khẳng định vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 7: 

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú

-Dẫn vào đoạn trích 

*Luận điểm 2: Phân tích 

Các em có thể phân tich theo nhiều cách dựa vào các ý cơ bản sau:

  • Dù đau đớn khi bị đốt mười đầu ngón tay nhưng Tnú quyết không kêu than: “ Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên.”

  • Nhớ đến lời anh Quyết đã nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” 

=> Ý chí can trường, kiên định, không cúi đầu trước kẻ thù

  • Khi nghe tiếng chân “rầm rập quanh nhà ưng”, Tnú thét lên một tiếng như một lời hiệu triệu những con người quả cảm trong dân làng Xô Man đứng lên chiến đấu.

Kết bài: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 8:

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1:

-  Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật cụ Mết

- Dẫn dắt để trích dẫn câu nói của cụ Mết: “ Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”

*Luận điểm 2: Phân tích

  • Giới thiệu về cụ Mết(dựa vào kiến thức nền đã học)

  • Bối cảnh cụ Mết nói câu đó?

  • Ý nghĩa của câu nói đó?

Kết bài: khẳng định vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 9. tương tự đề 8

Đề 10 

Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận

Thân bài:  

*Luận điểm 1:

  •  Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú

  • Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận

*Luận điểm 2: 

Các em có thể bình luận theo nhiều phương diện, trong đó những ý cơ bản sau:

Đôi bàn tay Tnú như một chi tiết nghệ thuật thể hiện tính cách, qua bàn tay có thể thấy được cuộc đời, số phận và tính cách nhân vật:

- Đó là đôi bàn tay của người trung thành, thủy chung với cách mạng

- Đôi bàn tay của nghĩa tình

- Đôi tay của con người trung thực

- Đôi bàn tay là hiện thân của mất mát đau thương, ghi lại chứng tích tội ác mà kẻ thù đã gây ra

- Cuối cùng đó là đôi bàn tay cầm vũ khí chiến thắng kẻ thù

 

 Kết bài: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

 

Tài liệu ôn thi ngữ văn THPT Quốc Gia - Học văn chị Hiên

Tin liên quan