ĐÁP ÁN CHÍ PHÈO

Ngày 01/04/2020 21:05:46, lượt xem: 3349

ĐÁP ÁN CHÍ PHÈO

 

Dạng 1: Phân tích tác phẩm:

Đề 1:

MB: dẫn dắt và đặt vấn đề

TB: 

*Luận điểm 1: giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích: các em lưu ý những trọng tâm cần có trong phần phân tích:

  • Chí trước khi bị tha hóa

  • Lí do Chí bị đẩy vào tù

  • Chí Phèo sau khi ra tù(ở ba ý đầu này các em chỉ cần nêu ngắn gọn, không cần quá dài nhé)

  • Cuộc gặp gỡ của Chí và Thị Nở

  • Mong ước hoàn lương của Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở và ăn bát cháo hành

  • Chí bị Thị Nở cự tuyệt, Chí tuyệt vọng, lại uống rượu và quyết định xách dao tới nhà Bá Kiến

Luận điểm 3: khái quát

KB: khẳng định lại vấn đề là liên hệ mở rộng

Đề 2: 

 MB: dẫn dắt và đặt vấn đề

TB: 

*Luận điểm 1: giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích( trước khi đi vào phân tích, các em khái quát ngắn gọn Chí ở các giai đoạn trước rồi mới đi vào sự thay đổi của Chí vào buổi sáng ngày hôm sau nhé)

*Luận điểm 3: khái quát

KB: khẳng định lại vấn đề là liên hệ mở rộng

Đề 3: 

MB: dẫn dắt và đặt vấn đề

TB: 

*Luận điểm 1: giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích: các em phân tích dựa vào các ý chính sau nhé

  • Giới thiệu nhân vật Bá Kiến

+ngoại hình

+Lời nói

  • Bá Kiến đẩy một người nông dân lương thiện thành một con quỷ dữ

+lí do Bá Kiến đẩy Chí vào tù: do ghen tuông tầm thường

+Chí bị nhà tù thực dân tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính -> con quỷ dữ của làng Vũ Đại

  • Bá Kiến khiến cho con quỷ dữ bị cự tuyệt quyền làm người

+sau khi Chí ra tù, Bá Kiến đã khiến hắn trở thành tay sai đắc lực, chuyên đâm thuê chém mướn, gieo rắc nỗi sợ hãi, phá tan bao cảnh nhà yên vui của người dân làng Vũ Đại

+hắn luôn say rượu, hắn say là chửi nhưng không ai đáp lại lời hắn, chỉ có tiếng sủa của ba con chó vọng lại  -> bị cự tuyệt quyền làm người

*Luận điểm 3: khái quát

KB: khẳng định lại vấn đề, liên hệ mở rộng

Đề 4, 5:tương tự

Đề 6:

MB: dẫn dắt và đặt vấn đề

TB: 

*Luận điểm 1: giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích: dựa vào kiến thức đã học, các em lần lượt phân tích:

  • Giá trị hiện thực

  • Giá trị nhân đạo 

*Luận điểm 3: khái quát

KB: khẳng định lại vấn đề, liên hệ mở rộng

Dạng 2: Chứng minh ý kiến, nhận định về tác phẩm:

Đề 1:

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra nhận định và bày tỏ quan điểm khái quát về nhận định đó

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Giải thích nhận định

*Luận điểm 3: Phân tích(đưa về đề 2 chứng minh tính hiện thực và nhân đạo của tác phẩm)

*Luận điểm 4: phái quát

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 2:

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra nhận định và bày tỏ quan điểm khái quát về nhận định đó

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Giải thích nhận định

*Luận điểm 3: Phân tích để chứng minh(dựa vào giá trị nhân đạo của tác phẩm)

  • Cùng viết về đề tài những người nông dân bị áp bức, khổ cực nhưng Nam Cao đã không để nhân vật của mình chết trên sự tha hóa tăm tối mà để Chí Phèo trở lại với tâm hồn khát khao lương thiện(đưa ra dẫn chứng)

  • Vẻ đẹp tâm hồn của Thị Nở(đưa ra dẫn chứng)

*Luận điểm 4: khát quát

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 3:

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra 2 nhận định và bày tỏ quan điểm khái quát về 2 nhận định đó

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Giải thích 2 nhận định

*Luận điểm 3: Phân tích để chứng minh 2 nhận định đó

  • Nhận định thứ nhất: “Bị kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”(chứng minh dựa trên kiến thức đã học)

  • Nhận định thứ hai: “Bi kịch của Chí Phèo, hơn thế, còn là bị kịch con người tự từ chối quyền làm người”. Các em chứng minh dựa vào các ý chính sau:

  • Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đau đớn, tuyệt vọng, tìm đến rượu như chất men để quên đi đau khổ hiện tại.

  • Xách dao đến nhà Bá Kiến, nhận ra Bá Kiến chính là kẻ đã khiến hắn tha  hóa và giết chết Bá Kiến cùng lời thốt lên: “Tao muốn làm người lương thiện... Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa…”. Chí nhận ra hắn không thể trở về làm người lương thiện được nữa, những vết mảnh chai trên mặt và kí ức của người dân làng Vũ Đại về con quỷ đột lốt người chính là mình chứng rõ nhất cho thấy Chí không còn giữ được lương chi. Chí không thể sống và làm một con người bình thường được nữa, chính vì vậy cái chết là kết thúc giúp Chí giải thoát bởi nếu có sống, Chí lại phải tiếp tục làm hại dân làng, lại chịu tấn bi kịch bị cự tuyệt đầy đau đớn.

*Luận điểm 4: khái quát: cả hai nhận định đều đứng đắn, thể hiện hai giai đoạn khác nhau của diễn biến nhân vật Chí Phèo.

 KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Dạng 3: Dạng đề so sánh liên hệ

Đề 1: 

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra 2 nhận định và bày tỏ quan điểm khái quát về 2 nhận định đó

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích chi tiết bát cháo hành(dựa vào kiến thức đã học)

*Luận điểm 3: Phân tích bát cháo cám trong truyện “Vợ nhặt”(dựa vào kiến thức đã học)

*Luận điểm 4:  khái quát

Cả hai bát cháo hành và bát cháo cám đều nói lên tấm lòng nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân:

- Chi tiết "bát cháo cám" (gắn liền với nhân vật bà cụ Tứ) vừa phản ánh cuộc đời tăm tối, nghèo đói của người lao động nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám vừa thể hiện sự xởi lởi, tấm lòng yêu thương con vô hạn của bà mẹ nghèo khổ.

- Chi tiết "bát cháo hành" (gắn liền với nhân vật thị Nở) thể hiện lòng tốt chất phác, hồn nhiên của thị Nở dành cho Chí Phèo. Bát cháo không chỉ giải cảm mà còn thắp lên trong Chí niềm tin, nỗi khao khát được trở lại cuộc đời lương thiện.

- Cả hai chi tiết đều nhỏ nhưng thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của mỗi nhà văn và góp phần làm nên giá trị nhân bản sâu sắc của mỗi câu chuyện.

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 2:

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu lên hai kết thúc của hai tác phẩm và bày tỏ quan điểm về hai kết thúc đó

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”, tác phẩm “Lão Hạc”

*Luận điểm 2:Phân tích cái kết của tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 3:Phân tích cái kết của tác phẩm “Lão Hạc”

*Luận điểm 4: So sánh hai cái kết để thấy được phòng cách viết về đề tài người nông dân nghèo của nhà văn Nam Cao:

- Thể hiện tình cảm trân trọng đặc biệt đối với người nông dân.

- Khám phá được những gì sâu sắc nơi người nông dân khốn khổ. Đó là những con người có lương tri. Họ biết suy nghĩ, hành động, biết yêu thương, và biết trăn trở để giữ gìn phẩm giá con người.

- Nam Cao là nhà văn biết khóc cho nỗi khổ của người nông dân bất hạnh.

- Viết được hai hình tượng nhân vật như Chí Phèo, lão Hạc, Nam Cao phải hiểu đời, hiểu người, thấu đáo nỗi đau của con người. Nhà văn đã nói lên được khát vọng hoàn lương của Chí Phèo hoặc miêu tả các tiếng khóc khác nhau trong cuộc đời của Lão Hạc.

- Yêu thương người nông dân, Nam Cao đã đẩy nỗi bi thảm của những người cùng khổ đến tận cùng và cũng từ đó thắp sáng lên những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn họ.

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 3:

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra hai vẻ đẹp của Thị Nở và người đàn bà hàng chài

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”, giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

*Luận điểm 2: Phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ trong nhân vật Thị Nở 

*Luận điểm 3:Phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ trong người đàn bà hàng chài

*Luận điểm 4: nhận xét khái quát:

-Điểm tương đồng:

+Cả hai đều có ngoại hình xấu xí nhưng có một tâm hồn đẹp hay chính là vẻ đẹp khuất lấp.

+Cả hai đều là nạn nhân của nghịch cảnh.

-Điểm khác biệt:

+Vẻ đẹp của Thị Nở hiện lên qua hành động, còn người đàn bà hàng chài lại hiện lên qua suy nghĩ.

+Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị trước cách mạng. Người đà bà hàng chài lại là nạn nhân của bạo lực gia đình.

-Lí giải sự khác biệt:

+Do phong cách văn chương của mỗi nhà văn khác nhau: Nam Cao là nhà văn bậc thầy về hiện thực phê phán còn Nguyễn Minh Châu lại là nhà văn triết lí, hướng đến những vấn đề thế sự

+Do thời điểm sáng tác: “Chí Phèo” được sáng tác vào những năm 40 của thế kỉ trước, khi ấy đời sống con người còn cực khổ, chưa có ánh sáng của Đảng soi sáng; “Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác lúc Đảng mới thành lập còn non trẻ, chưa hiểu hết được nỗi khổ của nhân dân.

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

Đề 4: tương tự đề 3

Đề 5: 

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra hai vấn đề vần nghị luận

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích chi tiết “tiếng chim hót ngoài vườn kia vui vẻ quá”

  • Tóm tắt các giai đoạn trước của Chí ngắn gọn

  • Tiếng chim hót là âm thanh đầu tiên Chí nghe thấy sau đêm gặp gỡ Thị Nở

  • Là nhận thức của Chí về thế giới bên ngoài sau bao đêm say rượu triền miên

  • Là âm thanh trong trẻo, quen thuộc của cuộc sống nhưng lại như tiếng chuông đánh thức tâm hồn Chí, kéo Chí trở lại cuộc sống bình thường

*Luận điểm 3: Phân tích “tiếng sáo vọng lại, tha thiết, bổi hổi”(các em phân tích dựa vào kiến thức đã học nhé)

*Luận điểm 4: so sánh

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ ở rộng

Đề 6:

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra hai vấn đề vần nghị luận

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ(các em phân tích dựa vào kiến thức đã học nhé)

*Luận điểm 3: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”

*Luận điểm 4: Phân tích hình ảnh rừng xà nu(các em phân tích dựa vào kiến thức đã học nhé)

*Luận điểm 5: so sánh

 Giống nhau

– Cả hai hình ảnh đều tạo nên kết cấu đặc sắc đầu cuối tương xứng.

– Cả hai đều được hiểu theo hai nghĩa, tả thực và ẩn dụ tượng trưng.

– Cả hai đều rất ấn tượng, ám ảnh, là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Khác nhau:

-Hình ảnh cái lò gạch cũ ẩn dụ cho cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời Chí

-Hình ảnh rừng xà nu lại là tượng trưng cho sức mạnh và ý chí của người dân Tây Nguyên

Lí giải nguyên nhân:

  • Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử

  • Do khuynh hướng sáng tác của hai tác giả khác nhau

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ ở rộng

Đề 7: chứng minh tương tự 

Đề 8: 

MB:

  • Dẫn dắt và đặt vấn đề

  • Nêu ra hai vấn đề vần nghị luận

TB:

*Luận điểm 1: Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”

*Luận điểm 2: Phân tích vẻ đẹp nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo”(các em chứng minh dựa vào kiến thức đã học nhé)

*Luận điểm 3: Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

*Luận điểm 4:  Phân tích vẻ đẹp nhân đạo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”(các em chứng minh dựa vào kiến thức đã học nhé)

Luận điểm 5: so sánh

-Tương đồng: 

+cả hai nhà văn đều có chung điểm nhìn, họ đều thấy được những nỗi đau của số phận con người nhỏ bé bị chà đạp đầy đau đớn 

+họ đều có tấm lòng cảm thông và thương xót cho số phận các nhân vật

+họ đã khám phá và trân trọng những vẻ đẹp khuất lấp của người nông dân 

-Khác biệt:

+Chí Phèo và Thị Nở là nạn nhân của xã hội phong kiến đầy bất công

+Vợ chồng A Phủ lại là nạn nhân của chính những kẻ cầm quyền miền núi, trực tiếp đưa cuộc sống của người dân trở thành  địa ngục.

KB: khẳng định lại vấn đề và liên hệ mở rộng

 

Tài liệu ôn thi ngữ văn THPT Quốc Gia - Học văn chị Hiên

Tin liên quan